Việt Nam lần đầu thi ứng dụng vi mạch điều khiển

Thái Bình-Thứ năm, ngày 27/02/2014 14:29 GMT+7

Nghiên cứu thiết kế chip tại Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch TP.HCM. (Ảnh: SGGP)

Sáng 26/2, Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch, Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch TP.HCM đã khai mạc Vòng chung kết cuộc thi ứng dụng vi mạch điều khiển Việt Nam lần thứ 1.

Cuộc thi lần đầu tiên này đã thu hút 58 đề tài dự thi của của các đội đến từ các doanh nghiệp, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

Qua hơn 1 năm phát động, Ban Tổ chức đã xét chọn 14 đội xuất sắc nhất lọt vào vòng chung kết. Các đội sẽ tiếp tục thể hiện ý tưởng, sự sáng tạo qua các mô hình, các sản phẩm mang tính ứng dụng và thực tế cao. Các ý tưởng nổi bật lọt vào vòng chung kết như thiết kế chế tạo bộ điều khiển tự động dùng cho người lái máy bay cỡ nhỏ, thiết bị kiểm soát giữ xe bằng điện tử, chuột máy tính cho người bại liệt hay khuyết tật, xe phun thuốc trừ sâu điều khiển từ xa, màn hình cảm ứng hồng ngoại nhận dạng được người sử dụng, robot leo cầu thang…

Theo đánh giá của ban Tổ chức, có đến hơn 2/3 sản phẩm dự thị có tính ứng dụng cao vào cuộc sống. Vấn đề quan trọng là sự tiếp sức của ngành chức năng và doanh nghiệp.

Với con chip SG - 8V1 có thể ứng dụng vào thiết bị giám sát hành trình, điện kế điện tử, máy đo huyết áp, máy điều hòa theo đơn đặt hàng của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM vừa đưa ra thị trường với giá chỉ bằng 1 /2 so với sản phẩm nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp vi mạch còn non trẻ của TP.HCM.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước