Ảnh minh họa.
Điều khiến dư luận không khỏi băn khoăn: Hầu hết những vụ tham nhũng trong thời gian gần đây chỉ là tham nhũng vặt. Hầu hết cán bộ bị xử lý là cán bộ có chức vụ thấp như: Chủ tịch xã, Chủ tịch huyện.
Trước thực tế này, nhiều câu hỏi đã được đặt ra về sự quyết tâm của cơ quan chức năng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, cũng như những cơ chế cần thiết để phát huy hơn nữa vai trò của nhân dân đối với công tác này trong thời gian tới.
Mới đây, nguyên Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy trường Trung cấp Giao thông vận tải miền Nam Nguyễn Ngọc Quỳnh đã bị cách chức, khai trừ khỏi Đảng vì hành vi tham nhũng trong thời gian làm quản lý. Số tiền truy thu được sau thanh tra lên tới 1,3 tỷ đồng. Kết luận của Bộ GTVT nêu rõ, là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền đơn vị, song nguyên Hiệu trưởng đã có những hành vi không đúng, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước để làm khoản riêng. Hơn 10 cán bộ sai phạm khác cũng đã bị kiểm điểm trong đợt sai phạm này. Tuy nhiên, việc phát hiện và xử lý vụ việc này là do có đơn thư tố giác, không phải là những cuộc sinh hoạt chi bộ hàng tháng.
Qua các vụ tham nhũng gần đây, càng ngày nhận thức về vai trò của người dân trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng càng được khẳng định. Tuy nhiên, vai trò này có được phát huy hay không chỉ dựa vào mong muốn và nỗ lực của người dân là chưa đủ. Yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng đòi hỏi các cấp ủy cần: Một mặt, phải có cơ chế bảo vệ và khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng. Mặt khác, chính bản thân mình phải thực sự trách nhiệm, thẳng thắn và quyết liệt trong xử lý nghiêm các cán bộ liên quan đến tham nhũng. Hiện người dân vẫn đang trông đợi vào sự thay đổi này từ phía các cấp ủy.
Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này, mời quý vị theo dõi chương trình "Đảng trong cuộc sống hôm nay" qua VIDEO dưới đây: