1. Giãn thời gian cắt tỉa tóc
Bạn vẫn thường cho bọn trẻ cắt tóc hai tuần 1 lần. Nhưng nếu cách xa khoảng 3 tuần thì mỗi năm chúng sẽ chỉ phải ra hàng khoảng 17 lần thay vì 26 lần.
2. Rửa xe ở nhà
Hãy thử tính xem, mỗi tuần bạn mất 60.000 đồng cho dịch vụ rửa xe ô tô nhưng nếu rửa ở nhà, bạn sẽ tiết kiệm được khoảng hơn 3 triệu đồng mỗi năm. Thêm vào đó, bạn nên nghĩ tới khoảng thời gian cả gia đình được vui vẻ bên nhau thông qua những việc nhỏ nhặt ấy!
3. Mua với số lượng lớn
Tất nhiên chỉ mua những gì bạn cần như bột giặt, sữa tắm và những thứ tiêu dùng hàng ngày.
4. Ăn sáng tại gia
Nếu ăn sáng trên đường đi làm, bạn có thể tiêu ít nhất 30.000 đồng mỗi ngày. Thế nên, ăn ở nhà thay vì ăn hàng là một thói quen lành mạnh mà bạn nên lưu tâm.
5. Không lạm dụng dịch vụ giặt là
Bạn đừng phó mặc tất cả quần áo bẩn của cả nhà cho dịch vụ giặt là. Hãy chọn những thứ bắt buộc phải giặt khô, là hơi như chăn bông, vest, váy dạ hội, áo lông vũ, thảm trải sàn… Bạn sẽ thấy số tiền tiết kiệm từ việc đó sẽ không nhỏ.
6. Đi chung xe
Vào thời điểm này thì đây chắc chắn là giải pháp tiết kiệm xăng tối ưu nếu vợ chồng bạn cùng đường đi làm.
7. Mua sắm các thương hiệu bình dân
Bạn có thực sự cần các loại dầu gội đầu hay sữa tắm thương hiệu nổi tiếng hay không? Lời khuyên của chúng tôi là không cần thiết. Bạn nên chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhưng giá cả phù hợp với khả năng tài chính.
8. Tận hưởng thiên nhiên
Đi bộ, đạp xe hoặc dành nhiều thời gian hít thở không khí trong lành ở công viên thay vì đi đến các trung tâm thương mại - nơi bạn có thể sẽ khó kiểm soát việc chi tiêu của mình.
9. Ưu tiên phương tiện công cộng
Nếu sống ở các thành phố lớn, bạn nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì đi taxi nếu công việc không quá gấp.
10. Chọn cách sống “xanh”
Thay vì liên tục mua khăn giấy dùng một lần, bạn nên chọn khăn vải để thay thế. Bạn sẽ vừa tiết kiệm tiền vừa góp phần bảo vệ môi trường.
11. Từ chối nhận thông tin giảm giá của các nhãn hàng qua email
Bằng cách này, bạn sẽ giúp mình tránh khỏi cám dỗ bởi những thông tin giảm giá hay khuyến mãi.
12. Lập thực đơn theo tuần
Lên thực đơn cho cả tuần hoặc thậm chí là hai tuần trước khi bạn đi mua sắm thực phẩm cho gia đình.
13. Tự làm quà tặng
Bạn có thể tham khảo mẫu trên mạng hoặc tận dụng khả năng sáng tạo của mình để tự làm các món quà tặng độc đáo thay vì mua chúng.
14. Giảm thiểu tiền điện
Bạn nên kiểm tra kỹ các mép cửa ra vào, cửa sổ và bịt kín các khe hở để giảm tiền điện điều hoà hoặc máy sưởi vì không khí rò rỉ ra ngoài.
15. Trao đổi hàng hoá và thương lượng
Giá cả không luôn luôn cố định. Vì thế, điều quan trọng là bạn cần biết cách thương lượng để có mức giá tốt nhất hoặc trao đổi hàng hóa và dịch vụ.