5 sự thật sẽ làm bạn sửng sốt về quá trình “hồi sinh” Nhà thờ Đức Bà

Mai Linh (theo Lonely Planet)-Thứ năm, ngày 10/12/2020 14:00 GMT+7

VTV.vn - Những sự thật kỳ thú này sẽ giúp bạn hiểu thêm về công trình nổi tiếng và đậm tính biểu tượng của nước Pháp.

Mới đây, quá trình tu sửa Nhà thờ Đức Bà, một công trình mang tính biểu tượng tại Pháp, đã đạt được một cột mốc quan trọng. Giàn giáo nặng 200 tấn đã được dỡ bỏ khỏi công trình bị hư hại sau trận hỏa hoạn khó quên vào tháng 4/2019. Nhân sự kiện đáng mừng này, dưới đây là 5 sự thật thú vị về Nhà thờ Đức Bà mà có thể bạn chưa biết đến. 

1. Đội trùng tu được trang bị “nguyên bộ” trang phục bảo hộ. 

Các công nhân trên công trường phải mặc đồng phục bao gồm một đồ bảo hộ “nguyên bộ”. Sau khi hoàn thành công việc, họ đều cởi đồ và tắm rửa. Lý do chính cho đồ bảo hộ này không phải là COVID-19, mà là do bụi chì độc hại lan rộng khắp địa điểm, hậu quả từ của đám cháy trước đó. Theo ước tính, khoảng 440 tấn chì đã bị nung chảy trong mái nhà 850 năm tuổi, khiến các mảnh vỡ độc hại bị phát tán khắp xung quanh. 

5 sự thật sẽ làm bạn sửng sốt về quá trình “hồi sinh” Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 1.

Cửa sổ Hoa Hồng phía Bắc, Nhà thờ Đức Bà, Paris © Pal Teravagimov Photography

2. Các chuyên gia về kính dùng tăm bông và nước để loại bỏ chì độc hại trên các ô cửa kính màu dễ vỡ.

Tuy các kiệt tác thủy tinh trong nhà thờ vẫn còn nguyên vẹn sau ngọn lửa, chúng đã bị “sốc nhiệt”. Trên một số tấm kính đã xuất hiện một số vết nứt nhỏ. Bên cạnh đó, chúng cũng bị phủ lấy bởi bụi độc hại. Để phục hồi, chúng đòi hỏi sự can thiệp từ việc hút bụi một cách chuẩn xác và lau chùi bằng để loại bỏ cặn bẩn. Nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm tòi ra cách ứng dụng quang phổ tia X mới để phục vụ việc loại bỏ chì khỏi kính mà không làm hỏng lớp sơn.

3. 550 tấn giàn giáo bị lật nghiêng, không ổn định từng nằm bấp bênh trên khu vực trùng tu. 

Khoảng 550 tấn giàn giáo và cấu trúc kim loại đã được đặt tại địa điểm nhà thờ trước vụ hỏa hoạn để phục vụ cho kế hoạch trùng tu. Sức nóng của lửa trong sự kiện đã làm chúng nóng chảy, xoắn và dính vào công trình, gây ra vấn đề lớn cho đội cải tạo. Tuy rằng đã có khoảng 200 tấn giàn giáo và kim loại đã được di dời, nhóm nghiên cứu phải đối mặt với điều kiện làm việc bất ổn định. Họ thậm chí phải giải tán khỏi địa điểm khi gió trở nên quá to.

5 sự thật sẽ làm bạn sửng sốt về quá trình “hồi sinh” Nhà thờ Đức Bà - Ảnh 2.

Ảnh: Aziz Ary Neto

4. Các nhà địa chất đã đi sâu vào các hang động bên dưới Paris để tìm loại đá vôi trùng khớp với chất liệu được sử dụng ở trần hình vòm ban đầu.

Để có thể tái dựng công trình sát với bản thể trước hỏa hoạn nhất, các chuyên gia phải xác định đúng loại đá vôi với các đặc tính giống hệt như các khối đá đã trải qua hàng thế kỷ tại Nhà thờ Đức Bà. Nghiên cứu của nhà địa chất học Lise Leroux đã đưa đội phục dựng đến khu vực mỏ đá Catacombs phía dưới Paris, chứa loại đá trùng khớp với những mẫu vật được cất giữ trong nhà thờ. Phát hiện này đã giúp đội ngũ có được nguồn đá vôi thiết yếu để lấp kín các lỗ hổng trên trần điện. 

5. Một bộ đôi phiên bản 3D (không gian ba chiều) đang được chế tạo để khám phá những góc khuất trong lịch sử của Nhà thờ Đức Bà, từ đó cung cấp “chìa khóa” do dự án phục dựng. 

Quá trình cải tạo nhà thờ đã ghi nhận nhiều công nghệ tiên tiến, bao gồm bản đồ kỹ thuật số 3D của cấu trúc công trình. Tuy không có kế hoạch nguyên bản sót lại, may mắn là có một bản quét 3D của cấu trúc phức hợp mái nhà thờ vào năm 2014. Đây sẽ là dữ liệu then chốt để “hồi sinh” công trình sát với trước đây có thể. Ngoài ra, hệ thống cũng lưu giữ một bản 3D “sinh đôi” của nhà thờ để phòng ngừa rủi ro trong tương lai.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước