Nghe nhạc hoặc sáng tác nhạc
Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tinh thần bằng âm nhạc có tác dụng nâng cao lòng tự trọng, giảm sự cô lập với xã hội và các triệu chứng trầm cảm, lo lắng ở thanh thiếu niên. Đồng thời, biệt pháp này còn giúp tăng chất lượng giấc ngủ, giảm cao huyết áp và tăng cường trí nhớ.
Vận động thể chất
Tập thể dục từ độ tuổi nhỏ giúp xây dựng một thói quen lành mạnh suốt đời, mang lại nhiều lợi ích cả về tinh thần và thể chất. Một đánh giá vào năm 2022 cho thấy chỉ cần tập thể dục với cường độ vừa phải khoảng hai tiếng rưỡi mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ trầm cảm ở người lớn gần 20%.
Tô màu
Không chỉ trẻ em, người lớn cũng có thể sử dụng sách tô màu để thư giãn, trút bỏ suy nghĩ căng thẳng. Ở trẻ em, tô màu giúp phát triển các kỹ năng vận động, tăng khả năng sáng tạo và sự tập trung.
Nuôi thú cưng
Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy những đứa trẻ nuôi chó ở nhà có mức độ lo lắng thời thơ ấu thấp hơn so với những đứa trẻ không nuôi thú. Thú cưng có thể giúp trẻ phát triển sự kết nối xã hội bằng cách tạo cơ hội cho chúng gặp gỡ những người mới. Ngoài ra, dành thời gian cho thú cưng cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng trầm cảm.
Dành thời gian ngoài trời
Thời gian chơi ngoài trời là khoảng thời gian quý giá để trẻ phát triển sự tự tin, bản lĩnh và cải thiện các kỹ năng xã hội, tình cảm, thể chất. Đồng thời, vui chơi ngoài trời cũng là cách để các em giảm tình trạng căng thẳng và lo lắng thường gặp.
Viết nhật ký
Viết nhật ký có tác dụng làm ổn định cảm xúc, cải thiện khả năng quản lý cảm xúc và tăng năng lực thấu hiểu bản thân của người viết.
Tạo danh sách tự chăm sóc bản thân
Khuyến khích trẻ lập danh sách những việc cần làm để chăm sóc tốt bản thân không chỉ giúp con quan tâm đến bản thân mình một cách nhiều hơn, đúng đắn hơn mà còn có nhiều tác dụng khác như:
- Giảm lo lắng và trầm cảm
- Giảm căng thẳng
- Cải thiện sự tập trung
- Giảm thiểu sự thất vọng và tức giận
- Tăng cảm giác hạnh phúc
- Tăng cường năng lượng tích cực
Chia sẻ cảm xúc với người lớn đáng tin cậy
Có sức khỏe tinh thần tốt không đồng nghĩa với việc không bao giờ bị căng thẳng. Mỗi khi trải qua những cảm xúc tiêu cực như vậy, điều con cần làm là chia sẻ suy nghĩ của mình với một người trưởng thành đáng tin cậy. Bạn nên dạy cho con mình cách nhận ra những cảm xúc không mong muốn, nói với con rằng việc có những cảm xúc đó là hoàn toàn bình thường và con nên chia sẻ nó ra. Bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách chia sẻ trải nghiệm của mình trước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!