Các bà nội trợ hiện nay thường tích trữ thịt cá, thức ăn vào ngăn đông đá tủ lạnh vì cho rằng sẽ giúp thực phẩm không hư hỏng, lúc lấy ra sử dụng chỉ cần rã đông, nếu dùng không hết lại tiếp tục đóng gói cho vào ngăn đá để tái đông lạnh bảo quản. Tái đông lạnh tuy là cách lưu trữ thực phẩm tươi sống khá hữu hiệu trong thời gian dài, nhưng nếu không làm đúng cách thì vẫn sẽ khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn như bình thường.
Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Dung (BV Nhiệt đới TƯ) cho biết, hiện nay tại các siêu thị lớn đều cung cấp thực phẩm cấp đông, được làm đông lạnh nhanh với nhiệt độ lõi thịt trung tâm đạt khoảng -18 độ C, sau đó được đem trữ đông ở ngăn đá tủ lạnh. Thời gian làm lạnh càng nhanh càng tốt, sẽ giúp giữ được thịt tươi ngon và hạn chế khả năng nhiễm khuẩn sau rã đông.
Bên cạnh thực phẩm được cấp đông lạnh nhanh tại siêu thị, các chị em nội chợ cũng thường làm đông lạnh thực phẩm bằng cách bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ dưới -10 độ C. Ở mức nhiệt này, phần lớn các loại vi khuẩn đều tạm ngừng phát triển. Khi thực phẩm được rã đông thì vi khuẩn vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, sinh sôi như bình thường, mức nhiệt từ 5 - 60 độ C được xem là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Chuyên gia cho hay, các loại thực phẩm được cấp đông nhanh sau khi rã đông thì vi khuẩn vẫn phát triển bình thường như các loại thịt cá khác, vậy nên nếu không làm đúng cách sẽ khiến thực phẩm tái đông lạnh nhiễm khuẩn.
"Thực phẩm được cấp đông nhanh sau khi rã đông xong, lại được đưa vào tủ lạnh cất trữ thì vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn, nếu cách rã đông không đúng thì khả năng nhiễm khuẩn còn cao hơn. Nhiều người có thói quen rã đông thịt bằng cách đặt vào nước, mặc dù cách này nhanh nhưng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu lựa chọn rã đông bằng cách này nên sử dụng hết thực phẩm trong một lần. Đặc biệt, đối với các loại thịt xay cấp đông thì nên sử dụng luôn, không nên tái đông lạnh lần nữa." - chuyên gia cũng cho biết thêm, nếu sử dụng cách rã đông bằng nước, chị em nội trợ nên đặt thực phẩm trong túi kín, không nên sử dụng nước nóng để rã đông, sẽ khiến lớp thịt bên ngoài biến đổi nhanh hơn và dễ nhiễm khuẩn hơn.
Có một cách rã đông khác an toàn hơn là đưa thực phẩm còn nguyên bao bì vào ngăn mát của tủ lạnh, sau khi đem thịt dùng một phần thì đặt ngay phần còn lại vào ngăn đá để cấp đông. Mặc dù cách này mất thời gian nhưng lại được xem là khá an toàn, nguy cơ tái nhiễm khuẩn rất thấp.
Ngoài ra, việc rã đông thịt bằng cách đặt khối thịt ra ngoài môi trường nhiệt độ bên ngoài đến khi rã đông hoàn toàn cũng mang đến nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Đối với phương pháp này, nên sử dụng hết thực phẩm một lần, không nên tiếp tục mang đi tái cấp đông lần nữa.
Chuyên gia cũng khuyên nên chọn mua thực phẩm sạch, sơ chế ngay và để vào tủ lạnh để tránh bị ôi thiu. Việc sơ chế cần thực hiện đúng cách, vật dung sơ chế phải đảm bảo vệ sinh để tránh làm nhiễm khuẩn thực phẩm. Khi trữ đông, cần cho thực phẩm vào các hộp chuyên dụng để giúp các loại mùi thức ăn không bị ám vào nhau. Ngoài ra, cần phân loại thức ăn theo thời gian lưu trữ. Ví dụ, những thức ăn sát hạn sử dụng nên để ra phía trước hoặc cánh tủ, tránh bị quên và gây lãng phí khi bị hỏng hoặc quá hạn. Đối với những loại thức ăn là thực phẩm tươi sống trữ đông nên dán các loại nhãn tên, ngày cất đông để biết được thời gian sử dụng của thực phẩm. Khi chế
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!