Đối với cha mẹ của thanh thiếu niên, chứng rối loạn ăn uống thường khó nhận biết vì nhiều thanh thiếu niên có thể có kiểu ăn uống khác thường. Vì thế, các bậc cha mẹ nên tìm kiếm những thói quen ăn uống bất thường thông qua những biểu hiện dưới đây từ trẻ của mình:
- Bỏ bữa
- Ăn quá nhiều, dù thường xuyên hay thỉnh thoảng
- Bị khó chịu sau khi ăn
- Không ăn một số loại thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm
Cha mẹ nên làm gì nếu cho rằng con mình mắc chứng rối loạn ăn uống?
Nếu bạn nghi ngờ con mình mắc chứng rối loạn ăn uống, hãy nói chuyện với con theo cách không phán xét mà là sự hỗ trợ. Các phụ huynh hãy tránh những câu hỏi cụ thể giới thiệu những ý tưởng hoặc cách thức gây ra chứng rối loạn ăn uống.
Các câu hỏi mà các phụ huynh có thể hỏi con mình bao gồm:
- Con cảm thấy thế nào về cân nặng, hình dáng cơ thể hoặc kích thước cơ thể của mình?
- Cân nặng của con có ảnh hưởng đến cách con cảm nhận về bản thân không?
- Con lo lắng mình thừa cân hoặc có nguy cơ bị thừa cân?
- Con có đang làm gì để cố gắng thay đổi hình dáng cơ thể của mình không?
- Rối loạn ăn uống được giải quyết, chẩn đoán và điều trị tốt nhất bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm với những tình trạng này.
Nếu bạn lo lắng hoặc nghi ngờ rằng con mình mắc chứng rối loạn ăn uống, hãy đưa con bạn đến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính để được đánh giá. Các chuyên gia cũng có thể cung cấp đánh giá bổ sung, điều trị và hỗ trợ y tế.
Rối loạn ăn uống là tình trạng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Nếu không được điều trị đúng cách, chứng rối loạn ăn uống có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng trong ngắn hạn và dài hạn. Mọi người có thể mắc chứng rối loạn ăn uống do các yếu tố di truyền, thể chất, tinh thần và xã hội. Theo báo cáo của Mỹ, khoảng 1 trong 10 người ở Hoa Kỳ mắc chứng rối loạn ăn uống và kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, con số đó đã tăng lên. Hiệp hội Rối loạn Ăn uống Quốc gia của nước này ước tính gần 29 triệu người Mỹ sẽ mắc chứng rối loạn ăn uống vào một thời điểm nào đó trong đời.
Chẩn đoán rối loạn ăn uống dựa trên việc xác định sự mất cân bằng năng lượng. Một người bị thiếu năng lượng khi năng lượng cần thiết cho sự phát triển và hoạt động thể chất của họ nhiều hơn những gì họ ăn. Tuy nhiên, rối loạn ăn uống có thể liên quan đến nhiều thứ hơn là dinh dưỡng. Chúng cũng có thể bao gồm việc tập thể dục quá mức và sử dụng thuốc không đúng cách có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của một người. Theo thời gian, nếu chứng rối loạn ăn uống vẫn tồn tại, chúng có thể gây tổn hại đáng kể đến sức khỏe và hoạt động thể chất, sinh học và xã hội của một người.
Rối loạn ăn uống gia tăng ở người trẻ VTV.vn - Áp lực ngoại hình, căng thẳng tâm lí vì công việc và đặc biệt là ảnh hưởng của mạng xã hội chi phối bữa ăn, nhiều người trẻ bị mắc rối loạn ăn uống.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!