Chưa tìm ra nguyên nhân cá voi chết tại Indonesia

H.M (dịch)-Thứ tư, ngày 21/11/2018 12:11 GMT+7

Xác cá voi với hàng trăm đồ nhựa trong dạ dày, được tìm thấy ở vùng biển phía đông Indonesia. (Ảnh: AP)

VTV.vn - WWF cho biết dù chưa thể tìm ra nguyên nhân cái chết của cá voi tại Indonesia với hàng trăm đồ nhựa trong dạ dày nhưng những gì họ chứng kiến thực sự rất khủng khiếp.

Một con cá voi chết trôi dạt vào bờ biển phía đông Indonesia, mang theo một lượng lớn chất thải nhựa trong dạ dày: 115 chiếc cốc nhựa, 25 túi nilon, 1 đôi dép tông. Điều này một lần nữa làm dấy lên lo ngại cho các nhà hoạt động môi trường, cũng như cơ quan chức năng tại một trong những quốc gia ô nhiễm rác thải nhựa lớn nhất thế giới như Indonesia.

Cuối tuần qua, các nhân viên cứu hộ từ Vườn quốc gia Wakatobi đã phát hiện con cá voi dài 9.5m trong tình trạng đã chết, ở vùng biển gần đạo Kapota, phía đông nam Sulawesi, Indonesia. Trước đó, cơ quan này đã nhận được báo cáo từ các nhà hoạt động môi trường về việc người dân quanh khu vực đang vây quanh xác con cá voi và bắt đầu xẻ thịt đem bán.

Chưa tìm ra nguyên nhân cá voi chết tại Indonesia - Ảnh 1.

Cảnh tượng kinh hoàng khi các nhà khoa học khám nghiệm xác con cá voi. (Ảnh: Reuters)

Sau khi khám nghiệm tử thi, các nhà nghiên cứu thuộc nhóm bảo tồn động vật hoang dã WWF và Học viện bảo tồn của công viên Vườn quốc gia Wakatobi đã tìm thấy khoảng 6 kg rác thải nhựa trong dạ dày con cá voi đã chết – bao gồm 115 cốc nhựa, 4 chai nhựa, 25 túi nhựa, 2 chiếc dép tông, túi nylon và hơn 1000 miếng nhựa các loại khác.

Chưa tìm ra nguyên nhân cá voi chết tại Indonesia - Ảnh 2.

Các nhà khoa học khám nghiệm xác con cá voi. (Ảnh: AP)

"Dù chúng tôi chưa thể tìm ra nguyên nhân cái chết của con cá voi nhưng những gì chúng tôi chứng kiến thực sự rất khủng khiếp" – cô Dwi Suprapti, một điều phối viên bảo tồn loài sinh vật biển, thuộc tổ chức WWF Indonesia chia sẻ với tờ South China Morning Post.

Cô này cũng cho biết không thể xác định liệu rác thải nhựa có phải nguyên nhân trực tiếp gây ra cái chết của con cá voi hay không vì tình trạng nhiễm độc biển đang tăng mạnh đối với các loài sinh vật biển.

Công viên Wakatobi cho hay, họ dự định chôn xác con cái voi dưới đại dương khi thủy triều lên vào ngày thứ Ba tuần tới. Một phần xác sẽ được bảo quản để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của học viện biển địa phương.

Indonesia là quốc đảo có dân số 260 triệu dân, là quốc gia ô nhiễm rác thải nhựa lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc, dựa trên số liệu được công bố bởi tạp chí Science hồi tháng 1/2019. Có hơn 3,2 triệu tấn chất thải nhựa không qua xử lý mỗi năm, trong đó, 1,29 tấn nhựa kết thúc hành trình của mình dưới đáy đại dương.

Ông Luhut Binsar Panjaitan, Bộ trưởng Điều phối các vấn đề về hàng hải Indonesia cho rằng việc phát hiện con cá voi kể trên sẽ nâng cao ý thức về việc giảm tải sử dụng vật liệu nhựa, đồng thời, thúc đẩy chính phủ Indonesia mạnh tay hơn trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ đại dương.

"Tôi rất buồn khi biết tin này" – ông Luhut Binsar Panjaitan, người đã tổ chức những chiến dịch giảm thiểu sử dụng đồ nhựa tại Indonesia cho hay – "Có thể, nhiều động vật biển khác cũng đã bị ô nhiễm rác thải nhựa và điều này gây nguy hại cho cuộc sống của chính chúng ta nữa".

Bộ trưởng Luhut Binsar Panjaitan cũng khẳng định chính phủ Indonesia đang nỗ lực để giảm thiểu vấn nạn trầm trọng này, bao gồm kêu gọi các cửa hàng không cung cấp túi nilon cho khách hàng, đưa vào giảng dạy trong các trường về sự nguy hại với môi trường của nhựa, hướng tới mục tiêu chính phủ giảm 70% rác thải nhựa trong năm 2025.

"Tham vọng lớn này chỉ có thể thành hiện thực nếu người dân ý thức được rác thải nhựa là kẻ thù quốc gia" – ông Luhut Binsar Panjaitan cho biết thêm.

Cá voi chết ở Indonesia có 1.000 mảnh nhựa trong bụng Cá voi chết ở Indonesia có 1.000 mảnh nhựa trong bụng

VTV.vn - Một con cá voi nhà táng đã chết và trôi dạt vào bờ biển Sulawesi của Indonesia sau khi nuốt một lượng lớn rác thải nhựa vào bụng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước