Chùa Từ Hiếu - Biểu tượng của lòng hiếu thảo

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo

Quang Hải-Thứ tư, ngày 14/08/2024 12:01 GMT+7

VTV.vn - Tổ đình Từ Hiếu từ lâu đã trở thành một biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng được lập vào năm 1843.

Chùa Từ Hiếu là một danh lam thắng tích lâu đời và độc đáo của mảnh đất cố đô Huế. Hằng năm, ngôi chùa thu hút hàng triệu lượt du khách thập phương ghé đến không chỉ để chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh mà còn trải nghiệm tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và con người nơi đây. Hơn thế nữa, đây cũng là dịp tìm lại cảm giác an yên, thanh tịnh trong lòng mỗi người.

Sức ảnh hưởng của chùa Từ Hiếu đã được vang danh từ đời này qua đời khác, trở thành một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của cả nước nói chung và thành phố Huế nói riêng.

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 1.

Chùa Từ Hiếu ẩn sâu trong một rừng thông rộng lớn, thuộc địa phận thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Ngôi chùa nằm trên đường Lê Ngô Cát dẫn lên lăng Tự Đức, với vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 5km về hướng Tây Nam.

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 2.

Thuở sơ khai, chùa Từ Hiếu là một am tự mang tên “Thảo Am An Dưỡng” do Hòa thượng Nhất Định khai sơn vào năm 1848. Ông đã chọn đây là nơi để tịnh tu và phụng dưỡng mẹ già.

Tương truyền kể lại rằng, trong một lần mẹ ốm nặng, sư thầy đã không quản ngại khó khăn, bỏ ngoài tai lời đàm tiếu chê bai của người đời, vẫn hết mực hiếu thảo nấu cơm canh thịt cá chăm sóc cho đấng sinh thành dẫu cho mình là một người đi tu và ăn chay trường. Ông ngày ngày lo thuốc thang, đi bộ 5km băng rừng mua cá về nấu cháo tẩm bổ cho mẹ.

Sau đó, câu chuyện lan truyền đến nhà vua Tự Đức, ông đã đặc biệt phái người xuống điều tra. Khi biết rõ ngọn ngành, nhà vua hết mực cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của sư Nhất Định nên đã ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Từ đó ngôi chùa có tên là Từ Hiếu và được sử dụng cho đến bây giờ ("Từ " là đức lớn của Phật và "Hiếu" là đầu hạnh của Phật). Thời gian sau, chùa còn là nơi được các thái giám cuối triều nhà Nguyễn lựa chọn quy y.

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 3.

Từ lúc xây dựng cho đến nay, chùa Từ Hiếu vẫn luôn giữ được nét tôn nghiêm, trầm mặc vốn có của nó dẫu trải qua biết bao thời gian và nhiều lần trùng tu khác nhau. Không gian của chùa mang đậm kiến trúc xưa từ triều đại vua Tự Đức.

Những chi tiết chạm khắc rồng phượng, hiên chùa, cột chùa và mái ngói được thiết kế tỉ mỉ, tạo nên không gian ấn tượng và vô cùng linh thiêng.

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 4.

Tổng thể khuôn viên chùa lên đến 50.000m2. Phía trước là khung cảnh yên bình với đồi thông tĩnh mịch và khe nước chảy róc rách. Lên cao một chút, trên đồi có tháp Bồ Đề cổ kính được xây dựng từ năm 1896; bao quanh bởi các lăng mộ của các vị phi tần thời chúa Nguyễn. Bên hông sân chùa có hai lầu bia hình lục giác ở mỗi bên, ghi lại lịch sử xây dựng của chùa Từ Hiếu. Ngôi chùa cổ kính này quả thực xứng danh một địa điểm du lịch hiếm có dành cho những người yêu thích thiên nhiên đẹp, yên tĩnh và tìm hiểu lịch sử.

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 5.

Bên hông sân chùa có hai lầu bia hình lục giác ở mỗi bên, ghi lại lịch sử xây dựng của chùa Từ Hiếu

Tại chùa Từ Hiếu, du khách có thể trải nghiệm và tham gia nhiều hoạt động tâm linh và lễ Phật giáo lớn trong năm. Các lễ chính bao gồm:

Đại lễ Phật đản

Đại lễ Vu Lan

Lễ Cầu an

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 6.

Gác chuông trong khuôn viên chùa Từ Hiếu có niên đại từ rất lâu.

Vào mỗi dịp lễ đặc biệt này, lượng du khách đến với chùa thường rất đông, có cả du khách tham quan và những vị sư từ nhiều nơi đến tham dự và góp mặt. Chùa Từ Hiếu là một danh lam thắng tích lâu đời và độc đáo của mảnh đất cố đô Huế. Hằng năm, ngôi chùa thu hút hàng triệu lượt du khách thập phương ghé đến không chỉ để chiêm bái, thưởng ngoạn phong cảnh mà còn trải nghiệm tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc và con người nơi đây. Hơn thế nữa, đây cũng là dịp tìm lại cảm giác an yên, thanh tịnh trong lòng mỗi người.

Cố đô Huế có ngôi chùa là biểu tượng của lòng hiếu thảo - Ảnh 7.

Hồ bán nguyệt sau cổng tam quan của chùa Từ Hiếu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước