Cơ hội chiêm ngưỡng “nguyệt thực” và “mưa sao băng” trong năm 2022

Mai Linh (theo CNN)-Thứ hai, ngày 10/01/2022 12:49 GMT+7

(Ảnh: CNN)

VTV.vn - Nguyệt thực toàn phần, mưa sao băng, siêu trăng và nhiều hiện tượng thiên văn độc đáo khác hứa hẹn sẽ “thắp sáng bầu trời” trong năm 2022 này.

Siêu trăng

Cơ hội chiêm ngưỡng “nguyệt thực” và “mưa sao băng” trong năm 2022 - Ảnh 1.

(Ảnh: CNN)

Trong năm 2022, các nhà thiên văn học dự kiến siêu trăng sẽ xuất hiện khoảng 2 lần. Có nhiều định nghĩa khác nhau về siêu trăng nhưng theo cách hiểu đơn giản nhất, siêu trăng là thuật ngữ chỉ tình trạng mặt trăng gần Trái đất hơn bình thường, dẫn tới vẻ ngoài to hơn, tròn hơn và sáng hơn trên bầu trời đêm. Siêu trăng dự kiến sẽ xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7 tới đây.

Nguyệt thực và nhật thực

Sẽ có 2 lần nguyệt thực toàn phần và 2 lần nhật thực một phần xuất hiện trong năm 2022. Nhật thực một phần xảy ra khi mặt trăng nằm giữa mặt trời và Trái đất,  chặn một phần ánh sáng của nó tới hành tinh của chúng ta. Người xem nhật thực cần chuẩn bị kỹ càng loại kính dành riêng để xem hiện tượng này bởi ánh sáng mặt trời có thể dễ dàng gây hại cho mắt. Khu vực nam Nam Mỹ, đông nam Thái Bình Dương và bán đảo Nam Cực có thể nhìn thấy nhật thực một phần vào ngày 30/4, các vùng khác bao gồm Greenland, Iceland, Châu Âu, đông bắc Châu Phi, Trung Đông, tây Á, Ấn Độ và tây Trung Quốc sẽ nhìn thấy hiện tượng này vào ngày 25/10.

Nguyệt thực xảy ra khi mặt trời, mặt trăng, Trái đất thẳng hàng và mặt trăng đi vào khu vực đổ bóng của Trái đất. Khu vực Châu Âu, Châu Phi, Nam Mỹ và Bắc Mỹ có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này vào ngày 15-16/5. Khu vực Châu Á, Úc, Thái Bình Dương, Nam Mỹ và Bắc Mỹ sẽ nhìn thấy hiện tượng nguyệt thực toàn phần còn lại vào ngày 8/11.

Mưa sao băng

Cơ hội chiêm ngưỡng “nguyệt thực” và “mưa sao băng” trong năm 2022 - Ảnh 2.

(Ảnh: CNN)

Năm mới 2022 sẽ bắt đầu với trận mưa sao băng Quadrantid, đạt cực đại vào tuần đầu tiên của tháng Giêng này. Đây là trận mưa sao băng đầu tiên trong số 12 trận mưa sao băng của năm. Tên và thời gian diễn ra các trận mưa này như sau:

Quadrantid: tuần đầu tháng 1

Lydrids: 21-22/4

Eta Aquariids: 4-5/5

Southern delta Aquariids: 29-30/7

Alpha Capricornids: 30-31/7

Perseids: 11-12/8

Orionids: 20-21/10

Southern Taurids: 4-5/11

Northern Taurids: 11-12/11

Leonids: 17-18/11

Geminids: 13-14/12

Ursids: 21-22/12

Muốn quan sát được mưa sao băng, bạn cần tới một địa điểm thoáng đãng, không bị ô nhiễm ánh sáng và tập cho mắt thích nghi với bóng tối.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước