Mùa Hè, nhiệt độ tăng nên nhu cầu về sử dụng điện nước cũng sẽ tăng cao. Câu chuyện về thói quen, lối sống tiết kiệm theo đó được đặt ra. Bởi nếu cứ lãng phí thì không thể có đủ điện nước cung cấp cho sinh hoạt, trong khi nhiều người đang thiếu thốn đủ đường. Cuộc sống của nhiều người hiện đang rất khó khăn, nhưng đâu đó vẫn có người đang lãng phí, từ mua sắm, ăn uống đến cách sử dụng điện nước.
Nhiều người có suy nghĩ rằng tắt đi một bóng đèn, một tấm biển quảng cáo… cũng không tiết kiệm được bao nhiêu. Tuy nhiên, theo tính toán, chỉ cần tắt một bóng đèn, rút các thiết bị điện khi không sử dụng hoặc dùng các thiết bị trong gia đình đúng cách thì có thể tiết kiệm 10 - 15% hàng tháng. Vì tư duy sự lãng phí là cái mất đi không vào ai, khó được lượng hóa nên sự lãng phí đang gây nên hậu quả khôn lường, về thói quen sinh hoạt hay rào cản vô hình trong phát triển kinh tế xã hội.
“Ngay cả các bậc cha mẹ, phụ huynh người lớn vẫn đôi khi lãng phí, hoặc chỉ tới bản thân mình nên có sự ảnh hưởng tới các bạn trẻ. Nhiều bạn khi tham gia vào hoạt động lao động, sản xuất của công ty quốc tế đã bị đuổi việc vì thói quen tiết kiệm nguồn lực cho tổ chức của mình. Suy rộng ra, khi hội nhập chúng ta cần tăng cường sức mạnh của các sản phẩm, của các hoạt động nhưng nếu mỗi người lãng phí một chút thì sẽ khiến chi phí để sản xuất hàng hóa hay hoạt động cao hơn rất nhiều lần so với các quốc gia khác. Điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của chúng ta… ”, PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ.
Mỗi ngày, mỗi người, từ suy nghĩ đến hành động thực hành tiết kiệm thì dần sẽ tạo thành thói quen, lối sống văn minh trong mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức, cộng đồng. Điều đó góp phần làm bớt gánh nặng chi phí, tạo sự dôi dư nguồn lực cho xây dựng và phát triển.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!