Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long

Hương Uyên-Thứ ba, ngày 03/01/2023 11:53 GMT+7

VTV.vn - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức không gian trưng bày Tết Nguyên đán truyền thống nhân dịp chào Xuân Quý Mão 2023.

Hoạt động nằm trong chương trình Tết Việt với chủ đề “Cung đình ngày xuân”, nhằm quảng bá sâu rộng các giá trị văn hóa truyền thống, tập tục đón Tết lâu đời. Trưng bày còn nhằm tái hiện không khí đón Tết thiêng liêng, đầm ấm, qua đó thúc đẩy ý thức, trách nhiệm gìn giữ, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 1.

Không gian trưng bày được chia thành 3 phần chính, bao gồm: Không khí chuẩn bị ngày Tết; Treo tranh Tết và Phong tục thờ cúng trong ngày Tết Nguyên đán.

Tết Nguyên đán là lễ tết lớn nhất và quan trọng nhất trong các lễ hội truyền thống của Việt Nam. Chính vì vậy, các gia đình thường chuẩn bị đón Tết Nguyên đán rất chu đáo. Trước Tết, các gia đình dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa với mong muốn sắp xếp lại những điều còn chưa ổn thoả, chuẩn bị đón một năm mới may mắn, an lành. Những ngày giáp Tết, cả người lớn và trẻ em đều tất bật hoàn thành những công việc cuối cùng với hy vọng đón một năm mới thật đủ đầy, sung túc.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 2.

Không gian trưng bày “Không khí chuẩn bị ngày Tết” với rất nhiều hình ảnh quen thuộc trong các gia đình Việt.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 3.

Những thực phẩm và các loại bánh kẹo, mứt Tết cũng được chuẩn bị và bày biện để đón tiếp khách.

Treo tranh Tết từ lâu đã là một thú chơi tao nhã, một phong tục cổ truyền đẹp trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Treo tranh Tết để trang hoàng nhà cửa lộng lẫy hơn, đón chào một năm mới với nhiều thành công. Thông thường, sau ngày Tết ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường gỡ tranh cũ xuống, treo tranh mới lên với hàm ý “Tống cựu, nghinh tân”, hy vọng sẽ đón vinh hoa phú quý về nhà trong năm mới.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 4.

Màu sắc rực rỡ trong những bức tranh Tết khơi gợi cảm giác mới mẻ, ấm cúng, rộn rã sắc xuân.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 5.
Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 6.

Những dòng tranh dân gian nổi tiếng như Đông Hồ (Bắc Ninh), Hàng Trống và Kim Hoàng (Hà Nội) thường được chọn treo trong dịp Tết với ước nguyện đón chào một năm mới tốt lành, bình an, phát tài phát lộc, vạn sự như ý.

Phong tục thờ cúng trong ngày Tết Nguyên đán là một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hoá truyền thống, là nghi thức không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.

Trong ba ngày Tết, con cháu trong nhà đều dâng lễ, thờ cúng tổ tiên rất chu đáo. Trước Tết có các lễ cúng ông Công ông Táo, cúng Tất niên, cúng đêm Giao thừa. Sau Tết có lễ Hóa vàng, là đốt vàng mã trên bàn thờ để tiễn gia tiên về trời.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 7.

Mâm ngũ quả ứng với ngũ hành được dâng lên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự.

Ngoài ra, trong không gian trưng bày còn tái hiện những phong tục mang đậm văn hoá dân tộc như xin chữ đầu năm, treo câu đối ngày Tết,...

Một số hình ảnh khác:

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 8.
Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 9.

Giấy dó, hồ, chổi lá thông, ván khắc in tranh, màu được dùng để tạo nên một bức tranh dân gian treo trong dịp Tết.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 10.

Những dây pháo Tết đã trở thành tuổi thơ của rất nhiều người. Ngày Tết mọi người thường đốt pháo để tăng thêm không khí hân hoan, xua đuổi những điều xấu và đón nhận những điều tốt đẹp.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 11.

Mứt là món được bày trang trọng trên bàn trà của mọi gia đình, là món "khai vị" cho mọi cuộc viếng thăm, chúc tụng, cũng là thức quà đặc biệt ngày xuân để cả gia đình cùng quây quần bên nhau thưởng thức.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 12.

Bánh chưng và mâm ngũ quả cũng không thể thiếu trong những ngày xuân năm mới.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 13.
Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 14.

Những câu đối Tết thường được viết trên giấy hồng điểu hoặc giấy đỏ dát vàng, với ý nghĩa xua đi những điều xui xẻo và mong ước vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 15.

Bút lông, nghiên mực, giấy đỏ của các ông đồ. Vào dịp Tết, nhiều người thường đi xin chữ ông đồ đầu năm để thể hiện những mong muốn, nguyện vọng của bản thân trong năm mới.

Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 16.
Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 17.
Không gian Tết Nguyên đán cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long - Ảnh 18.

Rất nhiều bạn nhỏ được bố mẹ dẫn đến Hoàng thành Thăng Long để tham quan và tìm hiểu về những nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước