Mèo là người bạn thân thiết của loài người nhưng chúng ta biết rất ít về chúng.
Nghiên cứu dưới đây góp phần làm sáng tỏ lịch sử phát trển của loài mèo.
Trong nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên về ADN mèo cổ đại, các kết quả cho thấy người “bạn bí hiểm” của chúng ta đã được thuần hóa ở vùng Cận Đông và Ai Cập khoảng 15.000 năm trước, trước khi phân bố ra toàn thế giới và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta.
Nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học Quốc tế về Khảo cổ học Phân tử sinh vật ở Oxford, Anh năm 2016 và đã sắp xếp trật tự ADN của 209 loài mèo sinh sống từ 15.000 đến 3.700 năm trước - từ trước khi nông nghiệp phát triển đến thế kỷ XVIII.
Được tìm thấy tại hơn 30 địa điểm khảo cổ học ở châu Âu, Trung Đông, và châu Phi, những mẫu thí nghiệm mèo cổ đại này đang giúp các nhà nghiên cứu lắp ráp bức tranh về sự khởi đầu của loài vật thân thiết với con người mà chúng ta biết rất ít về chúng.
Eva Maria Geigl, một nhà di truyền học tiến hóa thuộc đội nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Jacques Monod, Pháp, nói với Ewen Callaway của tờ Nature: “Chúng ta không biết lịch sử của loài mèo cổ đại. Chúng ta không biết về nguồn gốc của chúng, không biết chúng đã phân bố như thế nào”.
Phân tích các AND của mèo được tìm thấy tại các lăng mộ Ai Cập cổ đại, các địa điểm chôn cất ở Cyprus và một khu định cư người Viking cũ ở Đức, đội nghiên cứu phát hiện rằng mèo có khả năng đã trải qua không chỉ một, mà tới hai làn sóng phát triển trong lịch sử thuở ban đầu của mình.
Làn sóng đầu tiên là câu chuyện có thể bạn sẽ thấy khá quen thuộc.
Khi đội nghiên cứu quan sát ADN ty thể, thông tin di truyền chỉ truyền từ mẹ sang con, họ thấy rằng mèo hoang từ vùng Trung Đông và phía đông Địa Trung Hải màu mỡ có cùng dòng dõi ty thể.
Điều này cho thấy những loài mèo hoang nhỏ phát triển cùng với các cộng đồng nông nghiệp thuở ban đầu, bị hấp dẫn bởi lũ chuột ăn thóc lúa và phá hoại mùa màng. Người nông dân rất hài lòng với sự hiện diện của mèo vì khả năng thiện nghệ giết các loài chuột cho nên trở thành “những người bạn gần gũi và hết sức dễ thương” của con người.
Hàng nghìn năm sau đó, nghiên cứu chỉ ra một mối liên hệ ty thể riêng biệt giữa loài mèo bắt nguồn từ Ai Cập với loài mèo bắt nguồn từ Âu - Á và châu Phi.
Callaway khẳng định: “Một dòng ty thể phổ biến ở xác ướp mèo Ai Cập từ cuối thể kỉ thứ 4 TCB tới thế kỉ thứ 4 SCN cũng xuất hiện ở loài mèo ở Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và cận Sahara châu Phi vào cùng khoảng thời gian đó”.
Làn sóng thứ hai mở rộng phân bố loài mèo là do những người chuyên đi biển cổ đại - nông dân, thủy thủ và người Viking - đưa mèo lên tàu để loại trù các loài chuột leo lên tầu thường gây phiền nhiễu.
Geigl dẫn ra bằng chứng về di cốt mèo có cùng mối liên hệ ADN này được tìm thấy tại một địa điểm Viking ở phía bắc nước Đức và có niên đại vào khoảng giữa thế kỷ VIII đến thế kỷ XI sau Công nguyên.
Pontus Skoglund, nhà di truyền học quần thể đến từ Trường Y Harvard, không tham gia vào nghiên cứu, phát biểu với tờ Nature: “Tôi còn không biết là có loài mèo Viking”.
Đây mới là những phát hiện ban đầu của đội nghiên cứu và có thể thay đổi khi phân tích chuyên sâu hơn nhưng đó là một triển vọng đáng mong đợi. Bởi lẽ, trong khi đã vạch ra khá rõ ràng lịch sử thuần hóa của loài chó, chúng ta mới chỉ đang bắt đầu tìm hiểu về bí ẩn đằng sau những người bạn mèo của mình.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!