Thiếu ngủ
Thiếu ngủ khiến bạn thèm ăn vặt. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học trường Đại học King (Anh) phát hiện ra những người ngủ khoảng 5 giờ mỗi đêm tiêu thụ 385 calo, nhiều hơn so với những người ngủ 8 giờ mỗi đêm.
Nếu bạn không ngủ đủ giấc, quá trình chuyển hóa hormone ghrelin và leptin bị gián đoạn, gây cảm giác thèm ăn suốt cả ngày. Thiếu ngủ kích thích nạp calo khiến bạn thèm thức ăn giàu chất béo và đường. Điều này có thể dẫn tới tăng cân nhanh chóng ngay cả khi bạn bị mệt mỏi kinh niên.
Buồn chán hoặc căng thẳng
Một lý do khiến bạn ăn nhiều đơn giản chỉ là để phá vỡ sự đơn điệu, buồn chán khi bị stress. Khi bị stress, bộ não bị kích thích đối với thực phẩm giàu carbohydrate và đồ ngọt để tăng nồng độ serotonin, tăng sự thèm ăn.
Uống nhiều rượu
Rượu làm lượng đường trong máu tạm thời giảm. Khi bạn tỉnh táo, cơ thể cố gắng bù đắp bằng cách ổn định lượng đường huyết và bổ sung thêm calo.
Trao đổi chất quá nhanh
Nếu cơ thể bạn đốt cháy thực phẩm nhanh chóng, bạn sẽ cảm thấy đói thường xuyên hơn để kịp thời bổ sung năng lượng.
Tập thể dục
Sau khi hoàn thành các bài tập thể dục, nhiều người thường ăn rất nhiều để lấy lại năng lượng đã mất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, sau khi tập thể dục bạn chỉ nên ăn nhẹ để hồi phục năng lượng.
Chu kỳ kinh nguyệt
Nhiều bằng chứng khoa học chỉ ra, phụ nữ cảm giác thèm ăn và ăn nhiều trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong tình huống này, bạn nên ăn đồ ăn nhẹ thay vì những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Khát nước
Mất nước nhẹ có thể gây cảm giác đói. Tuy nhiên, nhiều người thường nhầm lẫn giữa cảm giác khát và đói. Nếu bạn vừa mới ăn mà vẫn cảm thấy không hài lòng, hãy xem xét đó có phải là khát nước hay không. Các chuyên gia nói rằng rất khó để phân biệt giữa đói và khát. Bạn nên thử uống nước và chờ đợi 20-30 phút xem cảm giác đã no chưa.
Ngồi trước tivi
Những người thường xuyên ăn trước màn hình TV hoặc máy tính thường ăn rất nhiều. Đơn giản bởi khi tâm trí tập trung vào những bộ phim, email, facebook... thì bạn không để ý đến ăn uống nữa.
Ăn bát đĩa quá to
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, kích thước của bát hoặc đĩa có thể dẫn đến tình trạng ăn quá nhiều. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell (Mỹ) cho rằng khi không gian trống trên bát hoặc đĩa quá lớn thì chúng làm cho phần của bạn ăn trông nhỏ hơn thực tế. Vì thế, thay vì cho đầy thức ăn lên đĩa hoặc bát, hãy chia chúng vào các đĩa nhỏ khác nhau.
Bỏ qua bữa ăn sáng
Bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Bữa sáng cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, làm tăng sự trao đổi chất trong nhiều giờ tiếp theo và loại bỏ cơn đói trái giờ trong suốt cả ngày.
* Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam!