TESS, vệ tinh săn tìm hành tinh của NASA, đã phát hiện ra một hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất và có khả năng tồn tại nước dạng lỏng trên đó.
Trước đó, vệ tinh khảo sát này đã phát hiện ra một hành tinh quay quanh hai ngôi sao, giống như hành tinh Tatooine trong series phim đình đám Chiến tranh giữa các vì sao nhưng không hề "hiếu khách" như vậy.
Hành tinh mới phát hiện được đặt tên là "TOI 700 d", nằm ở vị trí tương đối gần Trái đất, chỉ cách khoảng 100 năm ánh sáng và nằm trong vùng có khả năng để sinh sống trên đó. Trong khi đó, Proxima Centauri, ngôi sao gần Trái đất nhất, chỉ cách hành tinh này hơn 4 năm ánh sáng. Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA đã công bố thông tin về phát hiện này trong cuộc họp của Hiệp hội Thiên văn học mùa đông Hoa Kỳ tại Honolulu, Hawaii hôm thứ Hai.
"TESS được thiết kế và phóng với mục đích đặc biệt là tìm kiếm các hành tinh có kích thước tương đương với Trái đất quay quanh các ngôi sao gần đó" - Paul Hertz, Giám đốc bộ phận vật lý thiên văn của NASA, cho biết.
Ban đầu, TESS đã phân loại nhầm ngôi sao bởi các hành tinh có vẻ lớn hơn và nóng hơn so với thực tế. Tuy nhiên, một số nhà thiên văn nghiệp dư, bao gồm học sinh trung học Alton Spencer - người làm việc với các thành viên của nhóm TESS - đã xác định lỗi lầm này.
Emily Gilbert, một sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Chicago, cho biết: "Khi chúng tôi sửa các thông số của ngôi sao, kích thước của các hành tinh giảm xuống và chúng tôi nhận ra hành tinh ngoài cùng có kích thước bằng Trái đất và ở trong giới hạn có thể sinh sống được".
Phát hiện này sau đó đã được xác nhận bởi Đài thiên văn vũ trụ Spitzer.
Một vài hành tinh tương tự khác đã được phát hiện trước đó bởi Đài thiên văn vũ trụ Kepler, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên hành tinh như vậy được phát hiện bởi TESS, vệ tinh được phóng vào năm 2018.
TOI 700 d có kích thước lớn hơn Trái đất khoảng 20%
TESS được phóng lên nhằm phát hiện xem các hành tinh có vượt qua các ngôi sao, gây ra sự giảm độ sáng tạm thời của các ngôi sao hay không. Điều này cho phép TESS suy ra sự hiện diện của một hành tinh cùng kích thước và quỹ đạo của nó.
Ngôi sao TOI 700 có kích thước nhỏ, chỉ bằng khoảng 40% kích thước Mặt trời của chúng ta và chỉ nóng bằng một nửa. TESS đã phát hiện ra ba hành tinh trên quỹ đạo của ngôi sao này, được đặt tên là TOI 700 b, c và d. Tuy nhiên, chỉ có hành tinh d nằm trong "Vùng Goldilocks", phạm vi không quá xa và không quá gần ngôi sao, nơi nhiệt độ có thể cho phép sự tồn tại của nước ở dạng lỏng.
Quỹ đạo của ba hành tinh trong hệ TOI 700
TOI 700 d có kích thước lớn hơn Trái đất khoảng 20% và quay quanh ngôi sao của nó trong 37 ngày. Hành tinh này nhận được 86% năng lượng mà Trái đất nhận được từ Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu đã tạo ra các mô hình dựa trên kích thước và loại ngôi sao để dự đoán thành phần khí quyển và nhiệt độ bề mặt của d. Trong một mô phỏng, theo NASA giải thích, hành tinh này được bao phủ trong các đại dương với bầu khí quyển dày đặc, chứa carbon dioxide tương tự như những gì các nhà khoa học nghi ngờ bao quanh Sao Hỏa khi hành tinh còn trẻ.
Mô phỏng thứ hai cho rằng hành tinh được khóa chặt với TOI 700, có nghĩa là một bên luôn phải đối mặt với ngôi sao, giống như cách Trái đất không bao giờ nhìn thấy "mặt tối" của Mặt trăng. Vòng quay đồng bộ này khiến một bên của hành tinh liên tục bị mây che phủ.
Mô phỏng thứ ba dự đoán đây là một hành tinh với toàn bộ bề mặt là đất liền, nơi gió thổi từ mặt tối của hành tinh sang mặt sáng của nó.
Nhiều nhà thiên văn học sẽ quan sát hành tinh bằng các thiết bị khác nhau để có được dữ liệu mới phù hợp với một trong các mô hình của NASA.
Các quỹ đạo của ba hành tinh được biết đến của TOI 700. (Trung tâm bay không gian Goddard của NASA)
Các quỹ đạo của ba hành tinh được biết đến của TOI 700. (Trung tâm bay không gian Goddard của NASA)
Hành tinh giống như Tatooine
Một phát hiện khác được công bố tại cuộc họp là phát hiện đầu tiên của TESS về một hành tinh quay quanh hai ngôi sao thay vì một, còn được gọi là hành tinh hình tròn. Thông báo này đã so sánh với thế giới Tatooine của Luke Skywalker trong loạt phim Chiến tranh giữa các vì sao với cảnh hoàng hôn đôi đầy mê hoặc.
Tuy nhiên, chỉ riêng kích thước của hành tinh, lớn hơn Trái đất khoảng 6,9 lần, gần bằng kích thước của Sao Thổ, khiến việc sinh sống trên đó gần như là không thể.
Hành tinh đặt tên là TOI 1338 b, là hành tinh duy nhất trong hệ thống TOI 1338, nằm cách 1.300 năm ánh sáng trong chòm sao Hội Giá và quay quanh các ngôi sao của nó sau mỗi 95 ngày.
Hai ngôi sao quay quanh nhau sau mỗi 15 ngày. Một trong hai ngôi sao có kích thước lớn hơn Mặt trời của chúng ta khoảng 10% trong khi ngôi sao còn lại thì mát hơn, mờ hơn và chỉ bằng 1/3 khối lượng của Mặt trời.
TOI 1338 b được xác định bởi Wolf Cukier, một học sinh trung học đã thực tập tại NASA vào mùa hè năm ngoái.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!