Những mái trường lá cọ thời chiến tranh

Ký ức Việt Nam-Thứ sáu, ngày 10/01/2014 06:00 GMT+7

Các lớp học thời chiến thường có vị trí khuất và cạnh hầm tránh bom. (Ảnh: VTV Online)

Những lớp học tranh tre nứa lá, có hầm tránh bom ngay bên cạnh, nằm khuất trong rừng, đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực của ngành giáo dục Việt Nam trong một giai đoạn khá dài.

Năm 1968 là năm cuối cùng của chiến dịch Sấm Rền hay còn gọi là chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ. Trải qua 3 năm bom đạn, miền Bắc về cơ bản, đã thích ứng với cuộc sống thời chiến. Ngoài duy trì các hoạt động sản xuất và chi viện cho chiến trường, việc giữ vững nền nếp giáo dục là một yêu cầu tiên quyết được đặt ra.

Kể từ mùa khai giảng đầu tiên 9/1945, đến tháng 10/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho ngành giáo dục 23 bức thư để động viên tinh thần, đề cao khuyến học.

Thành tích của ngành giáo dục trong hoàn cảnh chiến tranh gian khổ đã được Người ghi nhận cụ thể, và đánh giá cao. Người viết: “Bác vui lòng biết rằng mặc dù hoàn cảnh khó khǎn, hiện nay miền Bắc nước ta đã có một vạn hai nghìn trường phổ thông, mỗi xã đều có trường cấp một, nhiều xã đã có trường cấp hai, các huyện đều có ít nhất một trường cấp 3.

Số người đi học đã hơn 6 triệu, trong đó có hơn 1 triệu cán bộ và công nông đang học bổ túc vǎn hoá. Số người vào học các trường đại học và trung học chuyên nghiệp tǎng gần gấp 3 lần so với trước chiến tranh chống Mỹ. Hơn 30 trường đại học và 200 trường trung học chuyên nghiệp đã phối hợp chặt chẽ với các ngành và các địa phương, đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, tập trung cũng như tại chức”.

Việc không quân Mỹ không ngần ngại ném bom vào các khu vực đông dân cư, các đô thị như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định... khiến chính phủ phải triệt để thực hiện sơ tán cho học sinh. Trường lớp cũng như các giáo viên cũng phải di dời theo và gấp rút xây dựng ở nơi sơ tán.

Những lớp học tranh tre nứa lá, có hầm tránh bom ngay bên cạnh, nằm khuất trong rừng, đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực của ngành giáo dục Việt Nam trong một giai đoạn khá dài.
Không bao giờ rời những chiếc mũ rơm để giảm sát thương nếu trúng bom bi, bên chiếc cặp, là chiếc túi cứu thương. Thế hệ học trò giai đoạn chiến tranh chống Mỹ đã lớn lên với những tác phong trở thành bình thường như thế.

Chiến tranh, theo một khía cạnh khác, đã hun đúc nên một thế hệ học sinh tràn đầy ý chí, khắc phục khó khăn để rèn luyện.

Các bạn có thể xem lại nội dung trên qua video sau:

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước