Rượu ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Theo Dân trí-Thứ tư, ngày 16/05/2018 06:38 GMT+7

VTV.vn - Tiêu thụ rượu vừa phải làm giảm chất lượng giấc ngủ phục hồi 24% và lượng rượu uống cao tới 39,2%.

Một nghiên cứu mới đánh giá ảnh hưởng của việc uống rượu lên chất lượng phục hồi của giấc ngủ. Những phát hiện này có thể khiến bạn muốn thay đổi thói quen uống rượu – và cũng có nghĩa là thay đổi hoàn toàn thói quen ngủ của bạn.

Những hậu quả tiêu cực đối với sức khỏe của rượu là rất nhiều. Từ những kết quả đáng báo động hơn như ung thư hay những bất tiện về ngoại hình hơn như các dấu hiệu lão hóa sớm, đồ uống có cồn này dường như bao gồm một loạt các hiệu ứng độc hại có thể làm suy yếu sức khỏe của chúng ta.

Hầu hết chúng ta có thể nghĩ rằng trừ khi ai đó nghiện rượu hoặc uống rượu nhiều, họ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi mức độ tiêu cực của rượu. Nhưng ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra một kết luận khác.

Một nghiên cứu gần đây được báo cáo bởi Medical News Today, ví dụ, cho rằng chỉ một loại đồ uống có thể rút ngắn tuổi thọ của chúng ta. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu uống rượu trong chừng mực có tốt cho bạn hay không, nhưng một số nghiên cứu cho rằng ngay cả những người uống rượu ít cũng có thể gây ra ung thư.

Một nghiên cứu mới, được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu Phần Lan đã góp phần làm sáng rõ thêm về những kết quả đáng buồn này. Julia Pietilä, một nhà nghiên cứu tại Khoa Y sinh học và Kỹ thuật tại Đại học Công nghệ Tampere ở Phần Lan, là tác giả đầu tiên của bài báo được đăng trên tạp chí Sức khỏe tinh thần JMIR.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa rượu và chất lượng giấc ngủ

Thực tế là nghiên cứu này đã sử dụng thông tin thực tế làm cho nó trở nên độc nhất. Pietilä và các đồng nghiệp đã kiểm tra dữ liệu từ 4.098 nam và nữ trong độ tuổi từ 18 đến 65, có sự biến thiên nhịp tim (HRV) được ghi lại trong điều kiện thực tế không kiểm soát được, bằng cách sử dụng một thiết bị đặc biệt.

Theo các tác giả viết, “Sự liên quan giữa lượng rượu nạp vào cơ thể và những thay đổi sinh lý vẫn chưa được nghiên cứu trong các môi trường thực tế không kiểm soát.”

Các nhà khoa học đã truy cập vào các bản ghi HRV về giấc ngủ tối thiểu 2 đêm của những người tham gia: 1 đêm là khi họ đã tiêu thụ rượu và một đêm mà họ không uống rượu.

HRV đo lường sự thay đổi về thời gian giữa các nhịp tim, các biến thể được điều chỉnh bởi hệ thần kinh tự giác.

Hệ thống thần kinh tự giác bao gồm hệ thống thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao cảm. Các điều khiển các phản ứng này chịu trách nhiệm cho phép cơ thể “nghỉ ngơi và tiêu hóa”.

Do đó, các phép đo HRV cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá chất lượng của trạng thái an toàn của người tham gia. Các nhà khoa học đã kiểm tra 3 giờ ngủ đầu tiên của người tham gia sau khi uống rượu.

Lượng rượu được chia thành các loại “thấp”, “trung bình” và “cao” - được tính dựa trên trọng lượng cơ thể của người tham gia.

Các hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ xác định bao nhiêu rượu là vừa phải đối với phụ nữ và bao nhiêu là vừa phải đối với đàn ông.

Thậm chí uống ít hay uống vừa phải cũng đều làm giảm chất lượng giấc ngủ

Nghiên cứu cho thấy rằng rượu làm giảm chất lượng phục hồi của giấc ngủ. Cụ thể, lượng rượu ít cũng có thể làm giảm 9,3% chức năng hồi phục sinh lý mà giấc ngủ thường cung cấp.

Tiêu thụ rượu vừa phải làm giảm chất lượng giấc ngủ phục hồi 24% và lượng rượu uống cao tới 39,2%.

Những kết quả này tương tự đối với nam giới và phụ nữ, và việc tiêu thụ rượu cũng ảnh hưởng đến những người ít vận động hay những người hoạt động nhiều.

“Thật khó để phủ nhận tầm quan trọng của giấc ngủ, cả về chất lượng lẫn số lượng”.

“Trong khi chúng ta không phải lúc nào cũng có thể thêm thời gian để ngủ, với cái nhìn sâu sắc về hành vi của chúng ta sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng phục hồi của giấc ngủ, chúng ta có thể học cách ngủ hiệu quả hơn, có tác dụng hơn”.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước