Lý do thực sự khiến bạn bị đỏ mặt như vậy sau một cuộc nhậu có thể giải thích bằng khoa học. Về cơ bản, da đỏ ửng là cách cơ thể báo cho bạn biết rằng nó không chuyển hóa rượu một cách hiệu quả như nó có thể.
Rượu được chuyển hóa hoặc giáng hóa thành acetaldehyd và khi cơ thể không thể chuyển hóa hợp chất trong quá trình này, các mao mạch máu trên mặt sẽ giãn ra, dẫn đến "phản ứng bốc hỏa do rượu rõ rệt".
"Nếu bạn uống hai ly rượu thực sự nhanh, như hơn hai ly trong một giờ, cơ thể sẽ không thể loại bỏ acetaldehyd đủ nhanh, vì vậy mặt bạn có thể chuyển sang màu đỏ", TS Amitava Dasgupta, Trung tâm khoa học sức khỏe, Đại học Texas nói.
Do sự khác biệt về bộ gen, 80% người Đông Á gặp phải phản ứng này vì họ đã thừa hưởng một bản sao quá tích cực của một gen chuyển hóa rượu đến mức phân hủy acetaldehyd cực nhanh, đôi khi nhanh hơn tới 100 lần. Do đó, họ không có trải nghiệm về "say rượu" thông thường. Thay vào đó, ALDH2 (aldehyd dehydrogenase 2) khiến acetaldehyd thoát khỏi máu với tốc độ chậm lại, thúc đẩy sự tích tụ acetaldehyd và đỏ mặt nhiều hơn đáng kể. "Điều này có thể đi kèm với nhịp tim nhanh," ông nói. Ngoài ra, những người có bản sao quá tích cực của gen này có thể bị buồn nôn, đau đầu và khó chịu khi uống rượu. "Họ ít uống rượu hơn vì họ cảm thấy như thế nào khi uống", ông nói.
Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Nature gợi ý rằng những người bị đỏ mặt bừng khi uống rượu có thể dễ bị tổn hại ADN hơn so với những người không bị đỏ mặt. Sử dụng chuột thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng gen gây đỏ mặt khiến AND dễ bị tổn thương hơn gấp bốn lần sau một liều rượu duy nhất. (Hãy khám phá một thức uống đáng ngạc nhiên khác là cà phê! Có thể bảo vệ chống lại tổn thương ADN.)
Mặc dù không có cách nào để thay đổi phản ứng di truyền của bạn với rượu, nhưng có những chiến thuật để giảm thiểu tình trạng đỏ mặt.
Để bắt đầu, đừng cố uống nhiều hơn để tăng "tửu lượng" với hy vọng rằng màu đỏ trên mặt cuối cùng sẽ giảm dần; Thật không may, mọi việc không diễn ra theo cách đó. Các bác sĩ không khuyến khích chiến lược này vì nó thực sự có thể làm cho tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Thay vào đó, hãy hạn chế uống rượu; tốt nhất là nam giới không nên uống quá hai ly rượu tiêu chuẩn mỗi ngày và phụ nữ chỉ nên uống tối đa một ly rượu mỗi ngày. Uống rượu say sẽ làm quá tải cho cơ thể, vì vậy hãy tránh xa đội nhậu trong các bữa tiệc. "Uống chậm và điều độ để tránh cơn bốc hỏa", TS. Dasgupta nói. Nếu bạn khổ ở với phản ứng bốc hỏa do rượu, hãy xác định giới hạn của mình và tránh vượt quá hết mức có thể.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!