Trống đồng Cảnh Thịnh được đúc vào tháng 4 năm thứ 8 niên hiệu Cảnh Thịnh đời Nguyễn Quang Toản (tức năm 1800) tại xã Phù Ninh, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn (nay thuộc Gia Lâm,
Hà Nội). Trống nặng 32 kg, cao 37,4 cm, đường kính mặt trống 54,3cm.
‘ Trống đồng Cảnh Thịnh là Bảo vật quốc gia từ thời Tây Sơn
Trống Cảnh Thịnh được mô phỏng theo kiểu trống da có nhiều điểm độc đáo. Thân trống nở nhẹ giữa, mặt trống cong vồng lên với hai vòng tròn nổi. Thân và chân trống liền nhau trang trí nhiều loại hoa văn. Đặc biệt, trên đó có bài khắc chữ Hán dài 272 chữ với nội dung nói về bà Nguyễn Thị Lộc - vợ của Tổng thái giám Giao quận công năm Vĩnh Hựu thứ 2 Triều Lê (1736), người góp công lập chùa Linh Ứng (Hà Nội).
‘ Bài khắc chữ Hán 272 chữ trên thân trống đồng nói về bà Nguyễn Thị Lộc người góp công lập chùa Linh Ứng.
Trống đồng Cảnh Thịnh thể hiện sự sáng tạo trong nghệ thuật trang trí và kỹ thuật đúc đồng của dân tộc ta và tiểu biểu cho vẻ đẹp của thời đại Tây Sơn nói riêng, Việt Nam nói chung.
Mời các bạn cùng tìm hiểu thêm về một trong những bảo vật quốc gia trong tập phim Thông điệp từ cổ vật: Trống đồng Cảnh Thịnh - Bảo vật quốc gia qua video dưới đây:
MEDIA ITEM: width="420" height="235" file="Theo yeu cau/Nam 2013/Thang 9/26092013_Thong diep tu co vat.mov"
Thông điệp từ cổ vật: Trống đồng Cảnh Thịnh