Chùa Vĩnh Nghiêm nằm tọa lạc trên mảnh đất khá rộng tại xã Tri Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang được biết đến như một trung tâm Phật giáo, nơi đào tạo tăng đồ cho cả nước và là nơi phát tích Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm. Với ý nghĩa “mãi mãi trường tồn” (Vĩnh Nghiêm), chùa là nơi lưu giữ rất nhiều di vật, cổ vật Phật giáo quý, trong đó phải kể đến là bộ mộc bản kinh Phật được xem như một báu vật quốc gia.
‘ Mộc bản kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm
Chùa Vĩnh Nghiêm hiện còn lưu giữ 3.050 bản khắc gỗ Kinh phật với 9 đầu sách lớn thuộc hai loại kinh sách chính: loại kinh sách có nguồn gốc từ Trung Hoa, Ấn Độ được các Phật tổ thiền phái Trúc Lâm kế truyền, chú dẫn theo tư tưởng Việt Nam và loại kinh sách của các Tổ sư thiền phái Trúc Lâm sáng tác truyền lại. Mỗi bản khắc đều có hai mặt, khắc chữ Hán Nôm âm bản (khắc ngược) gồm nhiều nội dung: y học, văn học, bùa chú, luật giới nhà Phật…
Tất cả các bộ mộc bản được thực hiện khắc vào giai đoạn từ thời vua Tự Đức đến đời vua Bảo Đại với kích thước không đều nhau tùy theo từng kinh sách. Bản khắc lớn nhất có chiều dài hơn 1m, rộng 40-50 cm, bản nhỏ nhất khoảng 15 × 20 cm… với những chạm khắc hoa văn độc đáo thể hiện ý nghĩa tư tưởng, triết lý nhà Phật. Hàng thế kỉ đã trôi qua cùng những thăng trầm, biến cố nhưng những nét chữ trên bản khắc vẫn còn rõ nét, còn nguyên dấu ấn ngày nào.
‘ Chữ trên các bản khắc vẫn còn nét
Để có cái nhìn sâu rộng hơn về nguồn gốc, giá trị và sức sống trường tồn của bộ mộc bản kinh quý hiếm này, mời các bạn theo dõi hành trình đi tìm lời giải mã đầy đủ nhất về những thông điệp đằng sau bộ mộc bản này qua video sau đây.