Những thách thức trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 27/10/2016 17:49 GMT+7

VTV.vn - Chính sách điều hành kinh tế của Chính phủ sẽ thích ứng như thế nào để có thể huy động cao nhất nội lực và ngoại lực hoàn thành các mục tiêu, cam kết đã đề ra?

Tại phiên khai mạc Quốc hội diễn ra ngày 20/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo Quốc hội về tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017.

Mặc dù chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu năm nay chỉ mới gần đạt mục tiêu đề ra, Chính phủ vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng GDP của năm tới ở mức 6,7% trong khi hạn mức bội chi ngân sách chỉ ở mức 3,5%. Trong báo cáo gửi Quốc hội, Chính phủ đề nghị không tăng trần nợ công mà chỉ tăng trần nợ Chính phủ lên 55% GDP, đồng nghĩa với việc nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương sẽ phải giảm đi trong giai đoạn 2016 - 2020.

Những chỉ tiêu mới thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong điều hành kinh tế vĩ mô. Nhiều đại biểu Quốc hội đã dành sự quan tâm đặc biệt và bày tỏ quan điểm của mình về những giải pháp quyết liệt mà Chính phủ đưa ra để đạt được kết quả khả quan nhất về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là bài toán khó đối với các nhà quản lý, đặc biệt trong bối cảnh sức bật của nền kinh tế vẫn còn yếu trong khi Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.

Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Đối thoại chính sách đã mời tới trường quay Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân - Đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Cường - Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước