Ol Doinyo Lengai là một núi lửa đang hoạt động ở vùng Arusha, Tanzania, thuộc thung lũng tách giãn Great Rift. Núi lửa này nằm ở độ cao 2.890m và được người dân bản xứ ví von là “Ngọn núi của Chúa”.
‘ Sự khác biệt lớn nhất của núi lửa Ol Doinyo Lengai chính là ở loại dung nham mà nó sản sinh ra. Đa phần các dãy núi lửa trên Trái Đất đều sản sinh ra dung nham bazan nhưng Ol Doinyo Lengai lại là ngọn núi lửa duy nhất sinh ra dung nham natrocarbonatite – loại dung nham giàu nyerereite và gregoryite.
‘ Do sự khác biệt của lớp dung nham này mà nhiệt độ của núi lửa Ol Doinyo Lengai chỉ ở mức 500 – 600 độ C, thấp hơn một nửa mức nhiệt độ mà sự phun trào dung nham bazan tạo ra. Dưới ánh mặt trời, lớp dung nham này hiển hiện một màu đen thay vì màu đỏ thông thường như các ngọn núi lửa khác.
‘ Hai loại khoáng chất có trong dung nham của núi lửa Ol Doinyo Lengai có sự phản ứng rất nhanh khi tiếp xúc với không khí. Dung nham màu đen hoặc nâu sậm và tàn tro ở đây sẽ biến thành màu trắng sau vài giờ núi lửa phunn trào và nhanh chóng trở thành khoáng chất có khả năng hút nước.
Sau đó khoảng 6 tháng, với sự tác động của một số yếu tố bên ngoài môi trường, dung nham này sẽ bị phân hủy thành lớp cát màu vàng nâu. Chính điều này tạo nên sự khác biệt rõ nét cho khung cảnh xung quanh ngọn núi lửa. Cũng bởi lớp dung nham này chứa ít chất silic nên nó không có độ nhớt và dễ dàng bị tan chảy.
Với mức nhiệt độ thấp hơn một nửa bình thường nên núi lửa Ol Doinyo Lengai rất thuận lợi cho các nhà khoa học thăm dò, khám phá ở khoảng cách gần mà không cần đến dụng cụ bảo hộ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ có thể giẫm lên lớp nham thạch vì thực tế nhiệt độ của nó có thể đốt cháy quần áo và làm bỏng da. Nếu so sánh Ol Doinyo Lengai với các ngọn núi lửa khác trên Trái Đất thì đây là núi lửa khá “lành tính” và đôi khi còn được ví là “núi lửa đồ chơi” bởi những chóp nón nhỏ ở miệng núi lửa thường tạo ra những đợt phun trào nhỏ, vô hại, kèm theo lớp dung nham nhỏ li ti bắn ra xung quanh trông khá đẹp mắt.
Dù có điều kiện thuận lợi cho các nhà địa chất khám phá nhưng những cuộc thám hiểm như vậy lại vô cùng hiếm vì Ol Doinyo Lengai có độ dốc khá lớn nên việc leo lên đỉnh núi là không hề đơn giản. Chỉ đến năm 1966, khi 2 nhà địa chất J.B.Dawson và G.C.Clark chinh phục được ngọn núi này thì điều kỳ diệu của Ol Doinyo Lengai mới được khám phá. Và họ cũng là những người đầu tiên tiếp cận ngọn núi lửa mát nhất thế giới vẫn còn hoạt động.
Một số hình ảnh của núi lửa "lành tính" Ol Doinyo Lengai: