80% học sinh Hà Nội và Hải Dương có chuyện thầm kín, bức xúc cần bày tỏ

PV-Thứ tư, ngày 27/05/2020 22:09 GMT+7

Ảnh minh họa.

VTV.vn - Đây là số liệu đại biểu Châu Quỳnh Dao dẫn khảo sát tại Hà Nội và Hải Dương khi đề cập về vấn đề bạo lực học đường và tư vấn tâm lý học đường trước Quốc hội.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ngày 27/5, các đại biểu Quốc hội cho ý kiến về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Liên quan đến vấn đề bạo lực học đường, đại biểu Châu Quỳnh Dao (đoàn ĐBQH Kiên Giang) nêu rõ, những vụ án xâm hại, bạo lực học đường xảy ra khiến trẻ chịu nhiều khổ sở, sống trong tâm trạng lo âu, sợ hãi, trầm cảm, nhiều tổn thương, thậm chí có em đã tự tử.

Dẫn chứng số liệu thống kê năm 2016 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đại biểu Châu Quỳnh Dao cho biết, Việt Nam xếp thứ 13 trong số 13 quốc gia có tỷ lệ tự tử cao ở thanh thiếu niên với tỷ lệ 1,8/100.000 người. "Nếu như chúng ta thực hiện tốt, bài bản công tác tư vấn tâm lý học đường chắc có lẽ con số này sẽ không quá đau buồn như vậy", đại biểu Châu Quỳnh Dao nhấn mạnh.

Đại biểu tỉnh Kiên Giang nêu rõ, qua khảo sát tại Hà Nội và Hải Dương, khoảng 80% học sinh có những vấn đề thầm kín, bức xúc cần bày tỏ và cần có một không gian riêng tư trong nhà trường để nói ra, giải quyết những vấn đề này. Đến năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 31 Hướng dẫn thực hiện công tác tâm lý học đường trong nhà trường phổ thông và có hiệu lực vào tháng 2/2018.

80% học sinh Hà Nội và Hải Dương có chuyện thầm kín, bức xúc cần bày tỏ - Ảnh 1.

Toàn cảnh Phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

"Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc áp dụng Thông tư vào thực tiễn có những khó khăn do không có cán bộ chuyên trách, chỉ là cán bộ kiêm nhiệm nên còn hạn chế về trình độ, kỹ năng, phương pháp. Do đó, Thông tư vẫn chưa hiệu quả và hoạt động mang tính hình thức. Tương tự, các hoạt động khích lệ trẻ em phản ánh hành vi bạo lực, xâm hại trong trường học được tổ chức chưa nền nếp, còn hình thức, chưa hiệu quả", đại biểu Châu Quỳnh Dao nêu rõ.

Đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục phối hợp Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc ban hành chức danh, mã ngạch giáo viên làm công tác tư vấn tâm lý học đường.

"Đây sẽ là một động thái, một động lực rất mạnh mẽ để có được đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn tâm lý học đường không chỉ là tư vấn tâm lý để phòng, chống vấn đề xâm hại bạo lực học đường mà còn tư vấn định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho phù hợp với xu thế mới", đại biểu Châu Quỳnh Dao nhấn mạnh.

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Tập trung những giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV: Tập trung những giải pháp phòng, chống xâm hại trẻ em Đại biểu Quốc hội: Rất nhiều kẻ xâm hại trẻ em vẫn đang nhởn nhơ trên mạng xã hội Đại biểu Quốc hội: Rất nhiều kẻ xâm hại trẻ em vẫn đang nhởn nhơ trên mạng xã hội Sẽ 'thiến hóa học' với những kẻ xâm hại tình dục trẻ em? Sẽ "thiến hóa học" với những kẻ xâm hại tình dục trẻ em?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước