Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" - bộ sách giáo khoa mới lớp 1 thay đổi nền giáo dục Việt Nam

QA-Thứ hai, ngày 13/01/2020 18:46 GMT+7

VTV.vn - Chia sẻ về bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực", nhóm tác giả gồm các GS, TS cùng giải thích các điểm khác và mới về bộ SGK lớp 1 mới này.

Ngày 21/11/ 2019, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 4507/QĐ-BGDĐT Phê duyệt Danh mục sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông. Có 32 sách giáo khoa của 8 môn học và hoạt động giáo dục được phê duyệt trong lần này, gồm Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc (mỗi môn có 5 cuốn). Môn Tự nhiên và xã hội có 3 cuốn, Giáo dục thể chất (1 cuốn) và Hoạt động trải nghiệm (3 cuốn).

Bộ SGK lớp 1 "Cùng học để phát triển năng lực" cũng nằm trong số đó và được đánh giá là có chất lượng tốt, được khẳng định qua các vòng thẩm định quốc gia của Bộ GD&ĐT. Ban soạn thảo bộ sách cho biết việc biên soạn bộ sách đáp ứng các yêu cầu cơ bản, được phép phát hành trên toàn quốc từ năm học 2020 - 2021.

Ngày 12/1, VTV News đã có cơ hội được gặp gỡ và trò chuyện với 7 khách mời - những người đã góp phần làm nên bộ sách Cùng học để phát triển năng lực. Đó là: PGS. TS Phan Doãn Thoại - Phó Trưởng ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK - Chủ biên môn Toán; PGS. TS Nguyễn Thị Hạnh - Chủ biên môn Tiếng Việt; GS. TS Nguyên Hữu Đĩnh - Tổng Chủ biên môn TN&XH; GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Chủ biên môn Đạo Đức; PGS. TS Đoàn Mỹ Hương - Tổng Chủ biên môn Mỹ Thuật; Nhạc sỹ Hoàng Long - Tổng Chủ biên môn Âm nhạc và TS Nguyễn Thụy Anh - Chủ biên môn HĐTN.

Chia sẻ về sự khác biệt giữa quy trình xây dựng bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" và quy trình biên soạn sách giáo khoa trước đây, PGS. TS Phan Doãn Thoại cho hay: "Điểm khác biệt lớn nhất chính là cách tổ chức nghiên cứu. Với SGK hiện hành, cách xây dựng quy trình là những nghiên cứu nhỏ lẻ, được chắp vá với nhau. Còn với quy trình xây dựng bộ sách mới thì chúng tôi đã nghiên cứu bài bản hơn và bộ sạch đáp ứng mọi yêu cầu chương trình định phát triển năng lực từ nội dung cho tới hình thức thể hiện".

Giải thích về bộ môn Hoạt động trải nghiệm, TS. TS Nguyễn Thụy Anh : "Đây là lần đầu tiên giáo dục Việt Nam có một bộ môn mới là Hoạt động trải nghiệm được đưa vào hoạt động giáo dục trong nhà trường. Bộ môn được thiết kế một cách tổng thể, có hệ thống, mạch nội dung xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12. Về cơ bản đây là là những hoạt động giáo dục cơ bản được định hướng, thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện và qua đó để học sinh tiếp cận thực tế, thể hiện những cảm xúc tích cực. Thông qua đó, các em được vận dụng, tổng hợp kiến thức, kỹ năng được học từ những các môn học khác để thực hiện những nhiệm vụ được giao, giải quyết những vấn đề thực tế ở gia đình, nhà trường và xã hội của các em".

Về điểm đặc biệt giữa cuốn Tự nhiên và Xã hội lớp 1 so với 4 cuốn còn lại, GS. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Đĩnh chia sẻ: "Tôi muốn nhấn mạnh vào hai đặc điểm nổi bật đó là điểm đầu tiên, bộ sách trực tiếp đặt trọng tâm ngay vào việc phát triển năng lực phẩm chất của học sinh. Điều thứ 2 là mỗi một bài học được thiết kế cho học sinh học một cách tích cực, để vận dụng kiến thức vào thực tế. Học sinh phải chủ động tương tác với bạn bè, thầy cô và các cuốn sách để khám phá tự nhiên và xã hội xung quanh mình". 

Bộ sách nhận được những nhận xét tích cực khi có mức độ tiếp cận kiến thức hợp lý, đáp ứng yêu cầu của chương trình học cũng như phù hợp với sức học của đại đa số học sinh ở các vùng miền khác nhau. Điểm nổi bật của  bộ sách này là xây dựng theo mô hình hoạt động. Mỗi bài trong sách giáo khoa được thể hiện bằng các hoạt động học, gồm hoạt động khởi động, hoạt động khám phá kiến thức, hoạt động luyện tập và hoạt động vận dụng...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước