“Chuyển nền giáo dục từ 'học xong biết được gì' thành 'học xong sẽ làm được gì'”

Khánh Nguyễn-Thứ năm, ngày 10/01/2019 06:00 GMT+7

VTV.vn - Đây là chia sẻ của PGS.TS. Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục phổ thông mới tại Hội nghị triển khai chương trình chiều 9/1.

Theo Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS.TS. Nguyễn Minh Thuyết, chương trình giáo dục phổ thông mới mới đã thay đổi căn bản trong mục đích giảng dạy. Đó là chuyển từ nền giáo dục đặt nặng về trang bị kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực phẩm chất mà theo PGS.TS Nguyễn Minh Thuyết mô tả một cách dễ hiểu là "Từ học xong biết được gì thành học xong chúng ta làm được gì".

Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng thay đổi cách xây dựng chương trình học ở nhà trường, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn cung cấp kỹ năng sống, đồng thời đề ra các giải pháp phát triển năng lực học sinh.

Chương trình giáo dục phổ thông mới cũng tập trung vào vấn đề giảm tải chương trình học, bởi đây luôn là yêu cầu cấp thiết của các bậc phụ huynh và các em học sinh, giảm tải để bớt vất vả mà hiệu quả tốt hơn. Dựa trên 6 nguyên nhân gây ra sự nặng nề trong chương trình học, chương trình giáo dục mới đề ra cách 6 "giảm tải": Giảm số môn học, giảm số tiết học, chọn lọc kiến thức thiết thực, dạy học phân hoá, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới cách đánh giá kết quả.

“Chuyển nền giáo dục từ học xong biết được gì thành học xong sẽ làm được gì” - Ảnh 1.

Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, PGS.TS. Nguyễn Minh Thuyết

Chương trình giáo dục phổ thông mới bao gồm Chương trình tổng thể và 27 chương trình môn học, hoạt động giáo dục. Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có nhiều điểm khác so với chương trình giáo dục hiện hành. Trong đó, đáng chú ý, về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chuyển từ nền giáo dục nặng về kiến thức sang nền giáo dục hướng đến phát triển con người toàn diện, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.



Về nội dung giáo dục, bên cạnh một số kiến thức được cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn…

 Bên cạnh đó, Chương trình giáo dục phổ thông mới còn có một số điểm khác biệt liên quan đến số tiết học ở mỗi cấp và các chuyên đề học tập theo lựa chọn.

“Chuyển nền giáo dục từ học xong biết được gì thành học xong sẽ làm được gì” - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho rằng, có hai yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến thành bại của chương trình, đó là giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp. Theo vị trưởng ngành Giáo dục, chương trình tốt đến mấy cũng không thể phát huy được nếu các đơn vị thực hiện chưa sẵn sàng do đó, rất cần các Sở GD&ĐT cùng góp ý kiến, chia sẻ khó khăn để sớm đổi mới giáo dục phổ thông.

Các địa phương phối hợp chặt chẽ để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả Các địa phương phối hợp chặt chẽ để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả

VTV.vn - Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương cần phối hợp chặt chẽ để việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới bài bản và hiệu quả.

.* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước