Dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức

Theo ĐT Chính phủ-Thứ bảy, ngày 14/12/2013 07:00 GMT+7

 Giảng dạy nhiều ngoại ngữ đang là bước đi đúng đắn, là mục tiêu hàng đầu mà các nước đang muốn hướng đến trong thời kỳ hội nhập hiện nay.

Tại hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức” do Bộ GDĐT tổ chức tại TP. Đà Nẵng, bà Vũ Thị Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trường học, Phó trưởng Ban quản lý Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 cho biết, giảng dạy đa ngoại ngữ đang là bước đi đúng đắn, là mục tiêu hàng đầu mà các nước đang muốn hướng đến trong thời kỳ hội nhập.

Hiện ở Việt Nam, tiếng Anh đang chiếm 80% trong chương trình giảng dạy ở các trường học, vì thế, trong thời gian tới, ngành GDĐT cần có những phương án để hài hòa việc dạy và học giữa tiếng Anh và các ngôn ngữ khác.

Bộ GDĐT cho biết, trong năm học 2012-2013, tổng số học sinh học chương trình tiếng Pháp là 80.539 học sinh; tiếng Nhật là 5.229 học sinh; tiếng Đức là 1.000 học sinh; tiếng Trung khoảng 5.000 học sinh.

Bên cạnh chương trình dạy ngoại ngữ, Bộ GDĐT cũng đã triển khai và xây dựng được chương trình dạy ngoại ngữ cho một số môn như toán và các môn phù hợp ở các trường THPT và một số ngành trọng điểm trong chương trình ở năm cuối bậc đại học.

Theo PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, để việc dạy nhiều ngoại ngữ được triển khai tốt thì cần nghiên cứu, khảo sát thực tế của từng địa phương, xây dựng bản đồ ngôn ngữ.

Với từng địa phương khác nhau, ngoài tiếng Anh sẽ có những nhu cầu về ngoại ngữ thứ 2, thứ 3 để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Ví dụ như ở những thành phố có khu công nghiệp, liên doanh hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc thì việc học tiếng Nhật, Hàn Quốc sẽ đáp ứng nhu cầu cho nguồn nhân lực.

Hiện nay, việc triển khai dạy và học đa ngoại ngữ, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều thách thức mà ngành GDĐT cần phải nỗ lực để vượt qua như: Thói quen chưa muốn thay đổi, tính thích ứng chưa cao của các trường học; chương trình hệ thống bài giảng, ứng dụng CNTT còn hạn chế; kinh phí còn hạn hẹp; chất lượng giáo viên chưa đáp ứng nhu cầu…

Để giảng dạy tốt đa ngôn ngữ, trước hết phải nâng cao ý thức, trách nhiệm của người làm công tác giáo dục. Bên cạnh đó cần có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên ổn định, chất lượng cao…

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước