Nghề giáo, còn gọi là nghề "gõ đầu trẻ", khi xưa không cần bằng cấp và không có lương. Người thầy thường là những nhà nho rời khỏi quan trường, lui về ở ẩn và dựng lều dạy trẻ. Ngày nay đã khác, muốn được đứng trên bục giảng làm công việc giáo dục, người thầy trước tiên phải bước ra từ ngành sư phạm. Tuy nhiên, câu chuyện về người thầy mang quân hàm xanh, Thượng Úy Trần Bình Phục của đồn biên phòng Hòn Chuối, tỉnh Cà Mau dường như đã đưa chúng ta về không khí của đạo học xưa kia, chỉ khác ở chỗ người thầy này không hề ở ẩn.
Thượng úy, thầy giáo Trần Bình Phục đã trả lời lý do vì sao anh đã dành tâm huyết cho việc dạy học tại lễ trao giải Nhân vật có ảnh hưởng trong năm của We Choice Awards 2016. Câu trả lời đơn giản nhưng đã lý giải được tất cả câu hỏi mà nhiều người đặt ra với anh. Tự dấn thân làm thầy, bất đắc dĩ trở thành anh, thành chú, thành bạn của trẻ em đảo Hòn Chuối, "lao tâm khổ tứ" với con chữ xa bờ, tất cả điều này xuất phát từ lòng trắc ẩn, sự yêu thương vốn rất cơ bản giữa người với người.
Những người thầy giáo đeo quân hàm xanh... Không chỉ góp sức tạo nên diện mạo mới cho cuộc sống người dân trên dải đất biên giới thiêng liêng của Tổ Quốc, những người thầy đeo quân hàm xanh xã Thượng Hóa (Quảng Bình) còn đang ngày đêm cố gắng mang “cái chữ” về cho đồng bào dân tộc.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!