Dưới đây là gợi ý đáp án môn Ngữ Văn do thầy Vũ Thanh Hòa - Giảng viên trường THPT Thăng Long thực hiện:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
1. Thể thơ tự do (0,5 điểm)
2. Nội dung (0,5): Nói về những khó khăn, chông gai thửthách mà con người gặp phải trong bước đường chinh phục.
- Câu đầu: Giọt mồ hôi trên trán là giọt mồ hôi của công sức lao động vất vả, thể hiện sự nỗ lực cố gắng của con người
- Câu sau: những con người đã bị thất bại có thể vì những khó khăn, những đợt sóng dồn dập liên tiếp mà không trụ vững, có thể vì nản chí mà từ bỏ.
3. Phép điệp (1 điểm): điệp từ "cái"
- Tác dụng: giúp hình dung rõ hơn về bài học từ thiên nhiên: hào hiệp, ngang tàn, kiên nhẫn, nghiêm trang, đơn giản.
- Nhấn mạnh sự trường tổn bất diệt của lực lượng thiên nhiên, đó là bài học để con người tiếp tục sống và chiến đấu
- Tạo nên nhịp điệu mạnh, dồn dập, tạo chất nhạc cho câu thơ.
4. Hành trình theo đuổi khát vọng:
- Khó khăn, thử thách là điều bình thường trong cuộc sống
- Điều quan trọng là cần có ý chí, nghị lực vượt qua thử thách đó
- Sự lan tỏa của ý chí, nghị lực đến mọi người.
II. Làm Văn
Câu 1: Viết bài văn bàn luận về vấn đề: Sức mạnh, ý chí con người (2 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
b. Xác định từng vấn đề cần nghị luận:
- Ý chí, nghị lực
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu.
c. Sáng tạo:
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
d. Nội dung cần đạt:
Giải thích ý nghĩa của ý kiến và từ đó nêu luận đề của đoạn văn
Ý chí nghị lực: là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.
Cần bàn luận được:
- Khi có ý chí: con người có thể vượt qua hoàn cảnh thử thách, chiến thắng bản thân, thể hiện bản lĩnh.
- "Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông", có rất nhiều tấm gương của ý chí và nghị lực...
*Bài học liên hệ bản thân:
- Luôn làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, nỗ lực hết mình.
- Sống chân thành, có bản lĩnh, có ý chí, nghị lực, luôn lạc quan và hướng đến điều tích cực, tốt đẹp trong cuộc sống.
- Hãy như thuyền ra biển lớn không ngại đối diện phong ba.
Câu 2. Nghị luận văn học (5 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Cảm nhận về hình tượng sông Hương
Nhận xét về cách nhìn có tính phát hiện của nhà văn.
c. Phân tích và bình luận về 2 kết thúc:
- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:
+ Giọng văn hướng nội, mê đắm, tài hoa, uyên bác, tha thiết với xứ Huế.
+ Cảm hứng ca ngợi, tự hào non sông đất nước, tình yêu thiên nhiên gấm vóc.
- Cảm nhận về sông Hương: (2 điểm)
+ Đoạn văn miêu tả sông Hương ở thượng nguồn: Là con người gắn bó sâu nặng với Huế, tác giả đã khám phá và tái hiện hình ảnh sông Hương từ thượng nguồn tới hạ lưu rồi đổ ra biển. Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn.
+ Trong mối quan hệ đặc biệt này, sông Hương như bản trường ca của rừng già với nhiều tiết tấu hùng tráng, dữ dội.
+Với cái nhìn được nhân hóa, con sông tựa như cô gái Di-gan phóng khoáng và hoang dại với một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
- Từ đó, theo tác giả, nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông Hương từ nguồn cuội thì sẽ khó hiểu hết vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông mà chính nó đã không muốn bộc lộ.
- Ở thượng nguồn, sông Hương có thể chất mạnh, toát lên vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính nhưng cũng dịu dàng, đắm say, chính sức sống ấy để rời khỏi rừng của sông Hương sẽ nhanh chóng trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở, khám phá thượng nguồn của sông Hương, ta đâu chỉ thấy bề sâu tâm hồn nó vốn dấu kín mà còn lý giải sự trù phú, ăm ắp của hạ lưu là nhờ thượng nguồn đầy năng lượng.
- Người đọc có thể thấy sự tài hoa của tác giả: liên tưởng kỳ thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm... tạo ra sức cuốn hút, hấp dẫn về một dòng sông mang linh hồn sự sống, đã giới thiệu trọn vẹn con sông và tâm hồn sâu thẳm của nó.
- Nhận xét về cách nhìn mang tính phát hiện: (1 điểm)
- Tác giả với sức liên tưởng kỳ diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân.
- Khẳng định vẻ đẹp của Huế, sông Hương không chỉ ở thiên nhiên, danh lam thắng cảnh mà còn ở con người - văn hóa.
- Huế không xa lạ với bất cứ ai, nhất là với một người con gắn bó cả đời với mảnh đất cố đô nhưng tác giả còn cất công khám phá phát hiện ra đằng sau vẻ đẹp quen thuộc ấy là tâm hồn dòng sông vốn dấu kín.
c. Sáng tạo: tác phẩm có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc. (0,5 điểm)
d. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ đặt câu. (0,25 điểm)
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!