Cán bộ Cục An ninh chính trị (Bộ Công an) phối hợp đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương kiểm tra, phát hiện số lượng lớn sách tiếng Nhật không rõ nguồn gốc tại một cơ sở kinh doanh sách trên phố Trần Bình (Hà Nội). (Ảnh: Báo điện tử Nhân dân)
Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị Bộ Công Thương đưa nội dung xử lý sách giáo dục giả vào kế hoạch công tác phòng chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chát lượng hằng năm để triển khai hiệu quả, kịp thời.
Trong thời gian gần đây, thị trường đã xuất hiện nhiều xuất bản phẩm, đặc biệt là sách giáo dục giả tại một số địa phương, tác động tiêu cực đến học sinh, phụ huynh và nhà xuất bản - trước thềm năm học mới.
Vấn đề trên trở thành mối lo ngại làm chất lượng dạy và học trong các trường, việc sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong lĩnh vực xuất bản bị ảnh hưởng.
Hiện tại các trường phổ thông đang chuẩn bị tổng hợp nhu cầu của phụ huynh đặt mua sách giáo khoa cho năm học mới. Trong đó, các trường tiểu học đang chọn sách giáo khoa lớp 1 mới, chuẩn bị cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học tới.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!