Phùng Quang Lân, cử nhân Đại học Bách Khoa Hà Nội là 1 trong số 500 cử nhân đại học đi học nghề tại Trung tâm đào tạo nghề Thăng Long, Hà Nội. Ra trường sau gần 2 năm, không thể tìm được việc, Lân quyết định đi học từ đầu nghề thiết kế ô tô. Cơ hội trở thành kỹ thuật viên trong một doanh nghiệp Nhật Bản có vẻ sẽ gần hơn cơ hội trở thành một kỹ sư viễn thông, theo đúng ngành học.
Để có tấm bằng cử nhân đại học Bách Khoa, gia đình Lân tốn khoảng 130 triệu đồng. Đó chỉ mới là con số lãng phí đo đếm được. Lẽ ra, với 5 năm học và 2 năm thất nghiệp, Lân rất có thể đã trở thành một thợ giỏi và rất có thể đã có một cuộc sống ổn định.
‘ Cử nhân thất nghiệp tìm cơ hội ở trung tâm nghề
Một nghiên cứu của Trường Đại học KHXHNV gần đây, 26% cử nhân không tìm được việc làm, con số này còn tiếp tục tăng lên. Theo khảo sát của Đại học Sư phạm Hà Nội, trong năm 2012, trên 1.700 mẫu nghiên cứu chiếm hơn 56% chưa có việc làm.
Ông Huỳnh Mùi, Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề công nghệ Thăng Long cho biết: “Hiện nay việc làm cho người có tay nghề chưa có vì vậy sinh viên Đại học tốt nghiệp không biết đi đâu. Họ chọn một việc thích hợp trước mắt để kiếm sống nên tìm tới các trung tâm nghề đào tạo”.
Theo các chuyên gia tư vấn giáo dục, trong khi chờ đợi ngành giáo dục đào tạo và ngành Lao động xã hội phối hợp tìm được lời giải cho bài toán đào tạo nhân lực hợp lý, thì mùa tuyển sinh mới sắp tới, các phụ huynh và học sinh nên nhìn thẳng vào khả năng học tập và kinh tế của mình, cũng như nhu cầu việc làm trong xã hội để quyết định nộp hồ sơ thi trường đại học hay không.
Quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết qua VIDEO dưới đây: