Bảo tồn và phát triển di sản: Làm gì khi người dân lên tiếng?

Việt Hưng-Thứ sáu, ngày 19/07/2013 19:49 GMT+7

Bảo tồn và phát triển di sản rất cần được triển khai đồng bộ, để không những di sản được bảo tồn, mà đời sống người dân vùng di sản cũng phải phát triển. Khi đời sống  người dân "dễ thở" hơn, ý thức bảo vệ di sản cũng sẽ cao hơn.

Vừa qua, liên tiếp đã xảy ra 2 vụ việc người dân tại làng cổ Đường Lâm, Hà Nội và khu phố cổ Đồng Văn, Hà Giang xin trả lại danh hiệu di tích lịch sử - văn hóa quốc gia để được tự do sửa chữa nhà cửa phục vụ cuộc sống của gia đình.

Thời gian gần đây, câu chuyện thành cổ Luy Lâu, Bắc Ninh trở thành nơi canh tác nông nghiệp và đặt mộ của người dân sống xung quanh di tích, càng khiến cho dư luận lo lắng về công tác bảo tồn và tu bổ di tích.

‘ Một góc làng cổ Đường Lâm. (Ảnh: Vietnamnet)

Những vụ việc đáng buồn trên đã cho thấy, có không ít mâu thuẫn đã nảy sinh trong quá trình bảo tồn di sản và đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân địa phương.

Bài toán giữa bảo tồn và phát triển, đặc biệt đối với các di sản là quần thể kiến trúc nhà ở tập trung đông dân cư vẫn chưa có lời giải. Làm thể nào để hài hòa giữa bảo tồn và phát triển khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, cùng với đó là sự thay đổi nhanh chóng về cơ cấu kinh tế - xã hội và dân số?

Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình "Câu chuyện văn hóa: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển - khi cộng đồng lên tiếng", để tìm hiểu thêm về hiện trạng đang diễn ra tại các địa phương có di sản. Chương trình được phát sóng vào 11h30, thứ Bảy, ngày 20/7 trên kênh VTV1.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước