Để đảm bảo lực lượng lao động của mình, Đức đang thực hiện những chính sách mở rộng vòng tay với những người di cư và người tị nạn.
Để được vào làm việc tại một công ty công nghệ, anh Kira (công dân Iraq) sẽ phải thuyết trình trước hội đồng công ty này. Nếu được chấp nhận vào làm việc, điều này sẽ rất có lợi cho anh Kira trong việc xin visa ở lại Đức.
3 năm trước, anh Kira đã từng đăng ký xin tị nạn nhưng bị từ chối. Hiện anh chỉ được cấp phép tạm thời ở lại Đức. Những kỹ năng công nghệ thông tin anh Kira sở hữu lại rất cần cho ngành IT, vốn đang thiếu hụt khoảng 80.000 - 100.000 lao động.
Nhận thấy sự thiếu hụt lao động trong những ngành nghề quan trọng, chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel sắp thông qua một luật nhập cư mới, trong đó có 3 điểm thay đổi: Bằng cấp của người di cư sẽ được công nhận bởi nước sở tại; Không yêu cầu quy trình kiểm tra phức tạp; Người di cư được ở lại trong thời gian tìm việc.
Những đồng nghiệp của anh Kira cũng là người tị nạn từ Syria, từ Iran và mới đến Đức được vài năm.
Không chỉ trong ngành công nghệ thông tin, mà những nhà máy, những xưởng dệt may cũng thiếu hụt lao động. Hiện tại, có khoảng 1,2 triệu việc làm tại Đức vẫn chờ người đảm nhận. Trong khi đó, trong số 2 triệu người dân bản địa thất nghiệp, hơn 1 triệu người là không có bằng cấp, chứng chỉ tay nghề như những người tị nạn nhập cư.
Anh kêu gọi làm việc 4 ngày một tuần VTV.vn - Mới đây, Nghiệp đoàn đại diện cho các liên hiệp thương mại Anh TUC cũng cho biết sẽ thúc đẩy tiến tới thực hiện một tuần làm việc 4 ngày trên toàn lãnh thổ Vương quốc Anh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!