60 tỷ USD tiền nhàn rỗi trong dân và những điều cần suy ngẫm

Minh Long (Trung tâm Tin tức VTV24)-Thứ hai, ngày 27/08/2018 09:55 GMT+7

VTV.vn - Con số 60 tỷ USD nhàn rỗi trong dân cho thấy dù tích lũy còn nhiều và nhu cầu sinh lời là có nhưng chưa tìm được địa chỉ phù hợp.

Gần đây, nhiều vụ vỡ nợ do người dân đặt sổ đỏ gửi tiền lãi suất cao cho chủ hụi, mức lãi lên đến 1 - 1,5%/ngày hoặc tham gia vào các mô hình đa cấp tiền ảo với mức lãi suất cam kết cao tương tự trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đến mức có công ty phải vay tín dụng đen 60% nguồn vốn. Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, lên tới 60 tỷ USD nhưng nguồn vốn này chưa được kích hoạt. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào huy động được nguồn vốn nhàn rỗi này?

Từ "huy động" được 2 chuyên gia từ World Bank là Alatabani và ông Võ Trí Thành đồng ý kiến, nghĩa là tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh tốt để người dân đầu tư có hiệu quả. Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, khi phân tích về các kênh đầu tư hiện hành, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp vẫn chưa hấp dẫn, trong khi đó, cổ phiếu doanh nghiệp, vàng, ngoại tệ là những kênh đầu tư đang được nhiều người lựa chọn.

Vì vậy, phát triển thị trường chứng khoán, thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp chính là giải pháp để Việt Nam huy động được nguồn vốn dài hạn.

Từ chia sẻ của Chủ tịch UBCK Nhà nước Trần Văn Dũng, con số 2.000 nhà đầu tư cổ phiếu trên 95 triệu dân hiện nay là rất khiêm tốn và điều quan trọng nhất là phát triển nhà đầu tư cá nhân trong nước bên cạnh thu hút vốn ngoại.

Bài viết "Còn nhiều vấn đề đằng sau con số 60 tỷ USD tiền nhàn rỗi trong dân" của tờ Người đồng hành phân tích, ở các vùng nông thôn, người dân hoàn toàn không tiếp cận được các sản phẩm ngân hàng, chứ chưa nói đến cổ phiếu và trái phiếu. Trình độ thấp khiến người dân có phần "ảo tưởng" về mức độ sinh lời và chấp nhận các lời mời gọi huy động vốn 1,5-2%/ngày mà không lường trước rủi ro.

Một số giải pháp đã được nêu ra. Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho rằng, Việt Nam có thể áp dụng mô hình Quỹ hưu trí 401K của Mỹ. Quỹ này do doanh nghiệp lập ra, được người lao động đóng góp 5% mức lương hàng tháng và doanh nghiệp góp một số tiền tương ứng vào quỹ. Quỹ tích lũy sẽ dành cho người dân lúc về hưu và cũng là kênh đầu tư hiệu quả, tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh.

Người đồng hành nêu tiếp ý kiến, với sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp, cần khuyến khích mở các công ty xếp hạng tín nhiệm về doanh nghiệp để cung cấp thông tin cho người đầu tư. Với thị trường cổ phiếu, VnEconomy cho rằng nên chăng Việt Nam cần có thị trường cổ phiếu riêng cho các nhà đầu tư tổ chức, quan tâm hơn đến các nhà đầu tư cá nhân?

CEO KPMG Việt Nam và Campuchia, ông Warrick Cleine nhận định "Phần lớn các nhà đầu tư tại Việt Nam đều tiềm năng và tuân thủ chính sách". Cứ nhìn hàng chục nghìn tỷ đồng đổ vào tiền ảo, những xe tải chở tiền tang vật đánh bạc qua mạng hay cơn sốt bất động sản đất nền mới thấy khi xây dựng được niềm tin, ở đây là niềm tin vào chính sách, sẽ không khó để giải ngân vốn từ tủ của nhân dân.

Việt Nam còn khoảng 60 tỷ USD tiền nhàn rỗi Việt Nam còn khoảng 60 tỷ USD tiền nhàn rỗi Đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu? Đầu tư tiền nhàn rỗi vào đâu? Bộ trưởng Tô Lâm: Tội phạm tín dụng đen như 'cướp ngày' Bộ trưởng Tô Lâm: Tội phạm tín dụng đen như "cướp ngày"

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước