Bản quyền truyện tranh Nhật Bản đang bị vi phạm nghiêm trọng

Phương My-Thứ sáu, ngày 15/08/2014 09:56 GMT+7

Ảnh minh họa

Tháng 8 này, Chính phủ Nhật Bản đã vào cuộc để bảo vệ các tác giả, nhà xuất bản, cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước.

Công nghệ thông tin phát triển, thanh thiếu niên ngày nay đã quá quen với việc đọc truyện và xem phim trên mạng, mà không mua sách hay mua đĩa. Thói quen này đã vô tình tạo điều kiện cho việc vi phạm bản quyền trực tuyến, ảnh hưởng rất lớn đến các tác giả, nhà xuất bản, và thậm chí đến nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt với Nhật Bản, nơi truyện tranh và phim hoạt hình, manga và anime không chỉ là một nét văn hóa, mà còn một nguồn thu khổng lồ chiếm đến hơn 10% GDP nước này.

20 tỷ USD – là thiệt hại hàng năm đối nền kinh tế Nhật Bản do nạn vi phạm bản quyền trực tuyến. Con số này tương đương với tổng GDP năm 2012 của đảo Sip, đủ để thấy vấn đề vi phạm bản quyền trực tuyến ở Nhật nghiêm trọng như thế nào.

Tháng 8 này, Chính phủ Nhật Bản đã vào cuộc để bảo vệ các tác giả, nhà xuất bản, cũng như đảm bảo tăng trưởng kinh tế đất nước.

15 nhà xuất bản lớn và các công ty sản xuất đã cùng chính phủ tham gia dự án Manga-Anime Guardians, kêu gọi khán giả cùng chung tay bảo vệ tương lai của manga và anime. Dự án này nhằm mục đính loại bỏ các trang mạng đăng tải manga và anime bất hợp pháp cũng như ngăn chặn người dùng tải manga và anime từ những nguồn này.

Ông Yukio Nagano, người đứng đầu dự án Manga-Anime Guardians cho biết: “Bản quyền manga-anime không chỉ bị vi phạm ở các trang mạng Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Đây là một vi phạm nghiêm trọng mang tầm quốc tế”.

Hiện dự án đã tháo gỡ gần 600 tác phẩm bản quyền khỏi các nguồn không chính thức và đưa ra nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức về vấn đề bản quyền cũng như hướng người hâm mộ manga-anime về các trang mạng hợp pháp.

Theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, 12% người Nhật thừa nhận thường xuyên truy cập các trang mạng không có bản quyền để xem manga và anime. Còn ở nước ngoài, con số này thậm chí còn lớn hơn rất nhiều với hơn 50% người Mỹ thừa nhận họ chỉ sử dụng các nguồn không có bản quyền.

Cô Yurie Murase, người mua sắm nói: “Nếu chỉ có thể mua hoặc thuê manga với anime thì cũng rất bất tiện. Vì tôi chưa biết liệu tôi có thích sản phẩm đấy không thì nếu được xem thử trước một phần cũng rất tốt”.

Còn theo Bộ Văn hóa Nhật Bản, lý do chính vì các nguồn không có bản quyền đều miễn phí nhưng miễn phí, nghĩa là ngành công nghiệp manga-anime sẽ không có lợi nhuận và khó tiếp tục phát triển. Nếu người dùng cứ chạy theo sự miễn phí, rất có thể một ngày kia họ sẽ chẳng còn manga và anime để thưởng thức.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước