Theo dự kiến, khoảng 39 sản phẩm của Việt Nam sẽ được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại thị trường châu Âu, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU được ký kết vào cuối năm 2015, trong đó có chả mực Hạ Long, chè Mộc Châu, bưởi Đoan Hùng, thanh long Bình Thuận... Điều này có nghĩa là các thương hiệu đặc trưng vùng miền của Việt Nam sẽ có cơ hội đến tay người tiêu dùng châu Âu một cách dễ dàng và được niêm yết với mức giá hấp dẫn. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng nhận thức rõ được những lợi ích từ việc công nhận các chỉ dẫn địa lý của phía EU.
Điểm khó khăn lớn nhất là tìm người tiêu dùng cũng như nhà phân phối. Thị trường lớn EU có nhiều kênh phân phối ra các siêu thị, cửa hàng đồ chất lượng cao. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam phải biết định vị sản phẩm ở mạng lưới nào, qua đó tìm được khách hàng và thị trường cho sản phẩm.
Nếu biết cách tổ chức chuỗi sản xuất bền vững với chất lượng ổn định và đồng đều, đây sẽ là cơ hội để nhiều sản phẩm nông sản của Việt Nam khẳng định thương hiệu của mình tại thị trường EU. Nếu không, Việt Nam đang để tuột một cơ hội lớn.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.