Biểu giá bán lẻ điện mới: Bình mới, rượu có cũ?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 12/08/2020 06:01 GMT+7

VTV.vn - Bộ Công Thương chính thức đưa ra lấy ý kiến dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện để sửa đổi Quyết định 28 năm 2014.

Bộ Công Thương cho rằng việc này sẽ giúp người tiêu dùng dễ quản lý được hóa đơn theo sản lượng tiêu thụ và đơn giản hơn trong cách tính tiền điện hàng tháng. Tuy nhiên, đề xuất này có thực sự giúp giảm bớt những khó khăn trong cách tính giá điện hiện nay?

Tại dự thảo này, Bộ Công Thương đưa ra 2 phương án giá điện sinh hoạt. Một là phương án giá điện sinh hoạt từ 6 bậc hiện hành còn 5 bậc. Hai là Bộ Công Thương cũng đề xuất phương án áp dụng song song cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt 5 bậc và giá bán lẻ điện một giá (khách hàng được quyền lựa chọn áp dụng giá sinh hoạt 5 bậc hoặc giá bán lẻ điện một giá). 

Đây là phương án mới, chưa từng xuất hiện trong các dự thảo trước đó của Bộ Công Thương.

Biểu giá bán lẻ điện mới: Bình mới, rượu có cũ? - Ảnh 1.

Theo đó, đối với cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt, dự thảo đề xuất 2 phương án lựa chọn, một là gồm có 5 bậc và hai là: hoặc 5 bậc và 1 giá. Cụ thể như sau:

Phương án 1: BIỂU GIÁ ĐIỆN SINH HOẠT 5 BẬC ĐỀ XUẤT

Bậc 1: Từ 0-100kWh

Bậc 2: Từ 101-200kWh

Bậc 3: Từ 201-400 kWh

Bậc 4: Từ 401-700kWh

Bậc 5: Cho từ 701kWh trở lên

Trong đó, giá bậc 1 tương đương 90% so với mức giá bán lẻ điện bình quân. Và giá của bậc 5 tương đương 168% so với mức giá bán lẻ điện bình quân

Phương án 2: BIỂU GIÁ ĐIỆN SINH HOẠT 5 BẬC VÀ 1 GIÁ ĐỀ XUẤT

Bậc 1: Từ 0-100kWh

Bậc 2: Từ 101-200kWh

Bậc 3: Từ 201-400 kWh

Bậc 4: Từ 401-700kWh

Bậc 5: Cho từ 701kWh trở lên

GIÁ BÁN LẺ ĐIỆN 1 GIÁ Trong phương án này cho sinh hoạt để khách hàng lựa chọn là 145% giá bán lẻ điện bình quân.

Điện một giá – Thêm lựa chọn cho người tiêu dùng

Biểu giá bán lẻ điện mới: Bình mới, rượu có cũ? - Ảnh 4.

Với biểu giá điện tính theo 5 bậc thang đang trình sửa đổi, theo Bộ Công Thương, là để người tiêu dùng dễ quản lý được hóa đơn theo sản lượng tiêu thụ và đối chiếu biểu giá điện theo từng bậc. Còn với đề xuất phương án 1 bậc giá, sẽ giúp khách hàng đơn giản hơn trong cách tính tiền điện hàng tháng. Tuy nhiên với đề xuất này có giúp giảm bớt những khó khăn cho người tiêu dùng trong cách tính giá điện như hiện nay? Nhóm khách hàng sử dụng điện hàng tháng như thế nào sẽ có lợi?

Trái với quan điểm có sẽ có lợi, nhiều ý kiến cũng cho rằng người tiêu dùng chưa chắc đã được hưởng nhiều lợi thế, so với cách tính giá điện bậc thang bởi ngành điện luôn phải tính toán các phương án sao cho phù hợp với điều kiện kinh doanh của họ.

Theo tính toán của Bộ Công Thương, với hơn 26 triệu hộ sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước, nếu áp dụng 2 phương án tính giá điện, số lượng người dùng chuyển sang phương án một giá sẽ cao so với phương án 5 bậc thang, như vậy, dự báo doanh thu của ngành điện sẽ giảm. Tuy nhiên, về tổng thể dù phương án nào cũng dựa trên nguyên tắc tổng số doanh thu trên số điện thương phẩm và giá thu được cũng đều phải đảm bảo bằng giá điện bình quân của hệ thống điện.

Có thể dễ dàng nhận thấy biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến vẫn dựa trên cơ sở khuyến khích tiết kiệm điện, dùng càng nhiều giá càng cao. Do điện là hàng hóa đặc thù và rất nhiều đầu vào cho điện là các loại tài nguyên đang cạn kiệt dần như dầu, than, khí đốt tự nhiên... dẫn đến điện không phải là nguồn tài nguyên vô tận mà sử dụng lãng phí. Mặt khác, cung về điện hiện chưa đáp ứng đủ tốc độ tiêu thụ điện hàng năm. Tuy nhiên, rõ ràng sẽ cần thêm thời gian để các bên cùng đưa ra ý kiến cho dự thảo lần này và nhất là tìm ra cách thẩm định giá để hài hòa cho cả người mua lẫn người bán điện.

Chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 11/8 với khách mời là PGS. TS. Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế, Phó Chủ tịch HĐKHĐT Trường Đại học Thành Đông, sẽ thông tin cụ thể hơn về vấn đề này.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước