Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng qua điện thoại

Duy Hoàn - Quỳnh Anh-Thứ năm, ngày 24/09/2020 06:00 GMT+7

VTV.vn - Mới đây, nhiều đối tượng đã giả danh các cơ quan tố tụng như công an, viện kiểm sát, tòa án để lừa đảo qua điện thoại.

Gần đây, đã có nhiều trường hợp các đối tượng giả danh các cơ quan tố tụng, gọi điện vào số máy của một cán bộ viện kiểm sát nhân dân để thực viện hành vi lừa đảo.

Tổng hợp từ Bộ Công an cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước đã tiếp nhận trình báo và đơn tố giác tội phạm của 776 vụ với số tiền lừa đảo lên đến hàng ngàn tỷ đồng, trong đó, phần lớn các thủ đoạn giả danh công an, viện kiểm sát, thanh tra, tòa án, bưu điện đe dọa các nạn nhân và chiếm đoạt tài sản có xu hướng gia tăng, chiếm khoảng 65% số vụ lừa đảo trên không gian mạng. 

Các vụ lừa đảo này tập trung nhiều nhất tại hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ riêng phòng cảnh sát hình sự công an TP.Hà Nội đã tiếp nhận gần đơn trình báo của gần 100 nạn nhân. Gần đây nhất là trường hợp một phụ nữ bị lừa đảo số tiền hơn 20 tỷ đồng.

Bộ Công an cảnh báo chiêu thức lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng qua điện thoại - Ảnh 1.

"Các đối tượng đã gửi hình ảnh đe dọa, sau đó gọi điện thoại rất nhiều, làm cho người này hoang mang. Tiếp đến, các nạn nhân phải ra ngân hàng rút hết tất cả các số tiết kiệm ở các ngân hàng khác nhau và chuyển khoán cho các đối tượng", Thiếu tá Bùi Quang Tùng, Phòng cảnh sát hình sự Công an thành phố Hà Nội cho hay. 

Theo Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an, các đối tượng đã thiết lập tổng đài gần giống với số của các cơ quan pháp luật như công an, viện kiểm soát gọi điện cho các các nạn nhân, và thông báo họ đang liên quan tới một vụ án nào đó như buôn ma túy, khủng bổ, rửa tiền. Tiếp đó, hướng nạn nhân vào trong các trang web đã được làm giả giống của Bộ Công an hay viện kiểm sát. Tại đây, lệnh bắt, lệnh truy nã của nạn nhân cũng đã được làm giả. Khi nạn nhân đã hoang mang, các đối tượng sẽ yêu cầu nạn nhân gửi tiền vào tài khoán mà chúng cung cấp và chiếm đoạt.

"Sau khi nhận được tiền của người bị hại, ngay lập tức các đối tượng chuyển khoản qua dịch vụ Internet Banking chuyển tới nhiều tài khoán ngân hàng khác nhau, nhằm mục đích che dấu và khó khăn khi xác minh dòng tiền", Thiếu tá Triệu Mạnh Tùng, Trưởng phòng 6, Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an cho biết.

Cũng theo cơ quan công an, các đường dây lừa đảo xuyên quốc gia này có nhiều chân rết hoạt động độc lập để khi nhóm này bị bắt, nhóm khác vẫn không bị ảnh hưởng. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước