Các ngân hàng châu Âu bị “chấn động mạnh” do COVID-19

TTXVN-Thứ bảy, ngày 08/08/2020 10:24 GMT+7

Ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha Banco Santander là một trong những ngân hàng chịu tổn thất nặng nề trong quý II/2020. (Ảnh: Financial Times)

VTV.vn - Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng lớn các ngân hàng châu Âu. Triển vọng kinh tế ảm đạm đòi hỏi các ngân hàng phải tích lũy dự trữ.

Dịch COVID-19 và sự ngưng trệ kinh tế đột ngột trong thời gian phong tỏa quốc gia đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, cú sốc không "buông tha" các ngân hàng châu Âu và các ngân hàng phải tích lũy một lượng vốn dự phòng lớn để đối phó với các vụ phá sản và nợ xấu trong tương lai.

Các ngân hàng chịu tổn thất nặng nề trong quý II/2020 như Banco Santander - ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha và đứng thứ hai trong Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) - thua lỗ 11,1 tỷ Euro (hơn 12,9 tỷ USD), Société Générale (Pháp) lỗ 1,3 tỷ Euro, NatWest (Anh) lỗ 1,1 tỷ Euro và Deutsche Bank (Đức) thua lỗ 77 triệu Euro. Những ngân hàng khác nếu không bị thua lỗ thì lợi nhuận ròng cũng bị giảm mạnh, như lợi nhuận ròng của HSBC (Anh) giảm 96%, của Barclays (Anh) giảm 91%, BPCE (Pháp) giảm 86%, UniCredit (Italy) giảm 77%, của ING (Hà Lan) giảm 79% và BBVA (Tây Ban Nha) giảm 50%.

Chỉ có một số ngân hàng hiếm hoi vượt qua giai đoạn khó khăn mà không gặp trở ngại nào là BNP Paribas và Crédit Agricole của Pháp, với lãi ròng lần lượt là 2,3 tỷ Euro (giảm 7% so với cùng kỳ năm trước) và 1,5 tỷ Euro (giảm 18%).

Các ngân hàng châu Âu bị “chấn động mạnh” do COVID-19 - Ảnh 1.

Trước khi đại dịch COVID-19 lan rộng, ngành ngân hàng châu Âu đã bắt đầu các kế hoạch tiết kiệm khổng lồ. (Ảnh minh họa: Reuters)

Nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguy cơ không còn khả năng trả nợ. Do đó, các quy tắc kế toán buộc các tổ chức tài chính phải chi tiêu nhiều cho khoản dự phòng.

Các ngân hàng Mỹ trích lập dự phòng nhiều nhất trong quý II/2020, với JPMorgan Chase đã tăng dự phòng thêm 8,9 tỷ USD (7,5 tỷ Euro) hay Wells Fargo thêm 8,4 tỷ USD. Ở châu Âu cũng vậy, các ngân hàng đang chuẩn bị hấp thụ làn sóng "nợ xấu". Société Générale tăng gấp 4 lần dự phòng trong quý II lên 1,3 tỷ Euro. Crédit Agricole đã tăng gấp đôi lên 1,2 tỷ Euro... Tuy nhiên, những khoản dự trữ này trực tiếp làm giảm kết quả của các ngân hàng.

Để chuẩn bị cho tình trạng phá sản, các khoản nợ khó đòi và các khoản lỗ có thể xảy ra trên thị trường tài chính, các ngân hàng châu Âu cũng đã tăng vốn chủ sở hữu của mình, khi họ có thể dành lợi nhuận quý II làm dự phòng.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khuyến nghị các tổ chức tài chính trong Eurozone không trả cổ tức hoặc mua lại cổ phiếu của chính họ, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 đến tháng 1/2021. Điều này cho phép tạo ra các khoản dự trữ vốn khá lớn. Các ngân hàng lớn nhất trong Eurozone trên thực tế đã không trả 27,5 tỷ Euro cổ tức cho năm tài chính 2019.

Các ngân hàng châu Âu bị “chấn động mạnh” do COVID-19 - Ảnh 2.

Ngành ngân hàng khu vực đồng Euro đang chống chọi với những căng thẳng do COVID-19 gây ra. (Ảnh minh họa: Reuters)

Điều này xảy ra do mức vốn cao hơn nhiều kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, được xây dựng hàng năm theo lệnh của các nhà quản lý ngân hàng châu Âu. Liệu số vốn này có đủ hay không? ECB đã tiến hành phân tích đối với 86 ngân hàng dưới sự giám sát của mình. Kết luận công bố ngày 28/7 cho thấy ngành ngân hàng khu vực đồng Euro "đang chống chọi với những căng thẳng do COVID-19 gây ra".

Trong trường hợp tình hình kinh tế xấu đi, ở kịch bản nghiêm trọng nhất, tỷ lệ khả năng thanh toán của các ngân hàng có thể giảm xuống 8,8% thay vì 14,5%. Giới chức ngân hàng sẽ phải "sẵn sàng thực hiện các biện pháp mới".

Trước khi đại dịch COVID-19 lan rộng, ngành ngân hàng châu Âu đã bắt đầu các kế hoạch tiết kiệm khổng lồ. Trong bối cảnh lãi suất thấp hoặc thậm chí âm, lượng đại lý giảm và xu hướng tự động hóa các ngành nghề, nhiều ngân hàng lớn đã thông báo cắt giảm hơn 80.000 việc làm trong năm 2019 và vào đầu năm 2020.

Những khó khăn hiện tại có nguy cơ thúc đẩy các đợt cắt giảm tương tự. Société Générale vừa công bố giảm thêm 450 triệu Euro chi phí cho các hoạt động thị trường từ nay đến năm 2023. Credit Suisse sẽ giảm chi phí khoảng 400 triệu Franc Thụy Sĩ mỗi năm kể từ 2022.

Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á sụt giảm 22% lợi nhuận Ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á sụt giảm 22% lợi nhuận

VTV.vn - Mới đây, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á DBS của Singapore vừa công bố lợi nhuận ròng trong quý II/2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước