Đường phố Paris vắng vẻ vì dịch bệnh. Ảnh: AP
Các quán bar, hồ bơi và trung tâm thể thao phải đóng cửa hoàn toàn. Còn nhà hàng tuy vẫn được mở cửa nhưng các quy tắc vệ sinh trở nên nghiêm ngặt hơn. Bên cạnh việc phải sử dụng nước sát khuẩn tay và đeo khẩu trang, họ còn phải lấy thông tin chi tiết của khách hàng và giới hạn số người một bàn.
"Chúng tôi chỉ vừa mới vượt qua làn sóng dịch bệnh đầu tiên, khách hàng bắt đầu quay trở lại và đang trong đà tăng lên. Giờ phải đóng cửa quán bar thì dù cho mở cửa hàng chắc cũng chẳng khác gì", ông Frederic Asselineau - đầu bếp tại quán Le Mocca - nói.
Người dân Paris đi ngang qua một quán cà phê đã đóng cửa. Ảnh: AP
Một nhà hàng nhỏ tại Paris phải đóng cửa vì COVID-19. Ảnh: AP.
Paris không phải là thành phố duy nhất trên thế giới phải đóng cửa nhiều dịch vụ vì sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc kinh doanh tại đây dã trải qua thời kỳ "họa vô đơn chí" suốt từ năm ngoái đến nay.
Ông Maxime Simonneau - quản lý quầy cocktail - nói: "So với năm ngoái, thu nhập của chúng tôi năm nay đã giảm tới 70% rồi. Đó là chưa kể chuỗi khó khăn trước đó như biểu tình của Phong trào áo Vàng hay cải cách chính sách lương hưu. Thực sự rất phức tạp và khó khăn về mặt tài chính".
Nhiều chồng ghế được xếp gọn tại các nhà hàng ở Pháp do không có khách. Ảnh: AP
Mặc dù tình hình dịch bệnh nguy hiểm nhưng lệnh hạn chế vẫn khiến nhiều chủ doanh nghiệp khó cam lòng vì nó gợi lại những ký ức tồi tệ về vụ đóng cửa trước đó. Một số người dân Paris cũng bất đồng ý kiến.
"Tôi thấy quyết định này thật sai lầm. Cấm các dịch vụ nhưng hãy nhìn vào tình hình phương tiện giao thông công cộng hiện tại mà xem, mọi người mắt kẹt trong xe bus và siêu thị", bà Elizabeth - người dân Paris - nói.
Dù vậy, với số ca nhiễm COVID-19 trung bình mỗi ngày tại Pháp là 3.500 ca, việc đóng cửa hay hạn chế các dịch vụ là điều cần thiết để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!