Cải cách thủ tục hành chính thế nào để "mở khóa" tiềm năng của EVFTA?

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 01/07/2020 06:07 GMT+7

VTV.vn - Cải cách thủ tục hành chính được xem là chìa khóa quan trọng thực thi thành công EVFTA.

So với các nền kinh tế tương đồng trong khu vực, Hiệp định EVFTA giúp Việt Nam có lợi thế của người đi trước đó là có từ 7 - 10 năm vàng với đặc quyền tiếp cận thị trường EU. Song lợi thế này có thể chỉ tồn tại trong ngắn hạn, vì định hướng của cả ASEAN và EU là một FTA giữa hai khu vực. Khi đó cơ chế tạo thuận lợi thương mại và đầu tư dành riêng cho Việt Nam sẽ không còn.

Vì vậy, đây chính là khoảng thời gian vàng để cải cách thể chế, tận dụng lợi thế của người đi trước. Nói cách khác Việt Nam sẽ bắt đầu cuộc đua, chứ không phải bắt đầu bữa tiệc.

Cải cách thủ tục hành chính - Chìa khóa để mở toàn bộ tiềm năng từ EVFTA

Sáng 30/6, Hội đồng Tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng chính thức có cuộc đối thoại với doanh nghiệp châu Âu. Đây là hội nghị đối thoại đầu tiên về thủ tục hành chính diễn ra sau khi Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn hiệp định này.

Vào năm 2019, khi tổ chức hội nghị tương tự, đã có 13 vấn đề được giải quyết ngay trong và sau cuộc đối thoại. Đây được cho là một diễn đàn thẳng thắn ghi nhận những khó khăn, kiến nghị và sáng kiến cải cách để thực thi hiệp định EVFTA, tạo đà cho nền kinh tế, đặc biệt là sau dịch COVID-19.

Cải cách thủ tục hành chính thế nào để mở khóa tiềm năng của EVFTA? - Ảnh 1.

Hội đồng Tư vấn cải cách Thủ tục hành chính của Thủ tướng chính thức cuộc đối thoại với doanh nghiệp châu Âu. Ảnh: VGP

Trong bối cảnh kinh doanh trên nền tảng số đang là xu hướng toàn cầu, một vấn đề nhiều doanh nghiệp châu Âu còn e ngại là các quy định pháp luật hiện hành chưa bao quát đủ về chữ ký điện tử. Đặc biệt là các hợp đồng quốc tế giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, một số giải pháp chữ ký điện tử chưa được công nhận tính hợp pháp bởi ngân hàng và cơ quan có thẩm quyền.

Ông Alexandre Sompheng - Chủ tịch Tiểu ban Kỹ thuật số, EuroCham nói: "Khi các hợp đồng được ký điện tử với các công ty trong nước, ngân hàng Việt Nam lại chưa công nhận, kể cả các giấy tờ về xuất nhập khẩu. Trong khi đó, một số trường hợp chữ ký gửi qua email lại được công nhận, dễ bị làm giả. Do vậy cần có quy định cụ thể, đủ để bao quát các hình thức về chữ ký điện tử".

Nhiều vấn đề vướng mắc đã được đại diện các tiểu ban đến từ EuroCham đưa ra như các hành vi kinh doanh các sản phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, xem xét lại mức tối thiểu 5 tỷ đồng cho nhà đầu tư nước ngoài, hướng dẫn cụ thể về áp dụng quy định mới về thuế cho hoạt động thương mại điện tử.

"Hiện nay các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam sẽ rất khó có thể đăng ký, kê khai và nộp thuế tại Việt Nam, đặc biệt khi chưa có cơ chế đăng ký thuế trong các trường hợp này. Như vậy, cần có quy định cụ thể xác định đối tượng có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thuế thay cho nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú ở Việt Nam", ông Thomas Mcclelland - Chủ tịch Tiểu ban Thuế và Giao dịch liên kết, EuroCham nói.

Cải cách thủ tục hành chính thế nào để mở khóa tiềm năng của EVFTA? - Ảnh 2.

Cải cách hành chính tích cực đóng vai trò làm nam châm "hút" các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh minh họa)

Theo các doanh nghiệp châu Âu, thúc đẩy số hóa và khả năng truy cập từ bên ngoài Việt Nam có thể giúp thu hút nhiều hơn không chỉ các doanh nghiêp lớn mà cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa toàn cầu - một nguồn vốn lớn và gần như chưa được khai thác.

Hiệp định EVFTA giúp Việt Nam có lợi thế đi trước 7 - 10 năm so với các nước ASEAN. Vậy cải cách thủ tục hành chính thế nào để Việt Nam tận dụng cơ hội này. Xung quanh nội dung này, chương trình Vấn đề hôm nay phát sóng ngày 30/6 đã có cuộc trao đổi với ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước