Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đã "tan băng"?

Lê Tuyển (PV Đài THVN thường trú tại Mỹ)-Thứ ba, ngày 22/05/2018 11:15 GMT+7

Ảnh minh họa: AP

VTV.vn - Cả Mỹ và Trung Quốc đều thừa nhận thỏa thuận mới sẽ giúp hai nước tránh xảy ra 1 cuộc chiến thương mại. Đó là trong ngắn hạn, còn về dài hạn, nó phụ thuộc nhiều yếu tố.

Trung Quốc chưa đưa ra con số cụ thể về giảm thâm hụt thương mại với Mỹ. Họ chỉ đồng ý là tăng cường mua hàng Mỹ hơn, còn Mỹ lại đang muốn hướng tới con số 200 tỷ USD, con số được đánh giá là không thực tế.

Chắc chắn, Trung Quốc cũng hiểu rằng Mỹ đang chuẩn bị bầu cử giữa nhiệm kỳ nên hơn lúc nào hết, chính quyền ông Trump cần cho các cử tri và Quốc hội Mỹ thấy, Mỹ đang thắng thế trên các bàn đàm phán.

Trong khi đó, chính quyền của ông Trump đã đặt ra mốc năm 2020 để rút ngắn khoảng trống thâm hụt thương mại 200 tỷ USD. Tuy nhiên, 2020 cũng là mốc ông Trump kết thúc nhiệm kỳ. Nếu ông tiếp tục nhiệm kỳ 2, mọi việc chưa vội bàn tới, nhưng nếu không, ai có thể biết những cam kết sẽ đi về đâu.

Đó là những nghi ngại về mặt lý thuyết. Trên thực tế, việc lấp bớt khoảng cách thương mại giữa 2 bên trong vòng 1,5 năm nữa đã là khó, chứ chưa nói gì tới 200 tỷ USD.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ đã nói, Trung Quốc đồng ý tăng nhập khẩu hàng nông sản của Mỹ từ 35% tới 45% trong năm nay, tương đương 5 tỷ USD giá trị. Cộng với tăng nhập khẩu năng lượng, thì tối đa giá trị hàng hoá xuất khẩu của Mỹ tăng thêm được 15 tỷ USD trong năm 2018 này. Nếu tính 3 năm (2018, 2019, 2020), tổng số hàng xuất khẩu của Mỹ tăng được tối đa vào khoảng 45 - 50 tỷ USD.

Trong khi đó, Mỹ đang thâm hụt 375 tỷ USD giá trị hàng hóa với Trung Quốc. Nhưng khi cam kết tăng mua hàng Mỹ, Trung Quốc cũng đang tăng bán hàng sang Mỹ. Ước tính riêng năm nay, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ sẽ tăng thêm 10%, tương đương 50 tỷ USD nữa.

Con số tăng xuất khẩu của Trung Quốc trong 1 năm có thể bằng Mỹ gia tăng xuất khẩu trong 3 năm. Đây là một khoảng cách khó có thể lấp đầy như mong muốn của 2 bên.

Báo chí quốc tế cũng đang đặt ra nhiều câu hỏi quanh số phận của ZTE cũng như các thỏa thuận về công nghệ với Trung Quốc tiếp theo

ZTE là một trong một số vấn đề nóng giữa Mỹ và Trung Quốc thời gian gần đây nhưng không được nhắc tới trong tuyên bố chung giữa 2 nước sau cuộc gặp vừa qua. Đây là điều dễ hiểu vì ZTE là vụ việc mang tính pháp lý hơn là một thỏa hiệp thương mại. Quan trọng hơn cả, Hạ viện Mỹ đã thông qua một điều luật cấm Bộ Thương mại Mỹ sửa đổi lệnh cấm với ZTE.

Đây là bước đi cứng rắn của các nhà làm luật Mỹ khi mà Tổng thống có dấu ủng hộ ZTE để có thuận lợi về đàm phán thương mại.

Hôm 13/5, ông Trump viết trên Twitter rằng ông đang làm việc để ZTE sớm hoạt động trở lại. Bộ Thương mại đã được chỉ định để thực hiện việc này.

Đến 14/5, ông Trump bổ sung rằng chính ZTE là công ty mua rất nhiều thiết bị của Mỹ, góp phần giảm thâm hụt thương mại mà ông đang thương thảo với Trung Quốc.

Các nhà làm luật Mỹ đang đặt ra câu hỏi là chính quyền ông Trump hay dùng lý do an ninh quốc gia để áp đặt lên các thỏa thuận thương mại gần đây, vậy tại sao với ZTE ông lại bỏ qua điều này?

Với việc Hạ viện Mỹ vừa đưa ra điều luật mới như vậy, khả năng ZTE được gỡ bỏ lệnh cấm là khó. Như vậy sẽ phần nào ảnh hưởng tới các đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gian đoạn tiếp theo bởi Trung Quốc coi ZTE và một số thương vụ công nghệ bị cấm gần đây là rất quan trọng với họ trên bàn đàm phán.

Mỹ - Trung tháo ngòi nổ căng thẳng trước thềm đàm phán thương mại Mỹ - Trung tháo ngòi nổ căng thẳng trước thềm đàm phán thương mại Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đe dọa nền kinh tế châu Á Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đe dọa nền kinh tế châu Á Mỹ và Trung Quốc đình chỉ áp thuế nhập khẩu Mỹ và Trung Quốc đình chỉ áp thuế nhập khẩu

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước