Cạnh tranh thị phần - Áp lực mang tên CPTPP

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ ba, ngày 15/01/2019 06:25 GMT+7

VTV.vn - Nếu nhìn vào góc độ cạnh tranh trên sân nhà khi CPTPP có hiệu lực, đây lại là bài toán đòi hỏi các DN Việt, trong đó đặc biệt là lĩnh vực bán lẻ phải đi tìm lời giải.

CPTPP tăng áp lực cạnh tranh với ngành bán lẻ

Theo Bộ Công Thương, doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài mới chỉ chiếm 17% thị phần bán lẻ hiện đại, tuy nhiên các chuyên gia trong ngành lại cho rằng con số này lớn hơn nhiều. Những cái tên như Central Group, Lotte, Aeon đang chia lại thị trường bán lẻ của Việt Nam.

Điều này cũng được chuyên giả lý giải bởi các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam đang còn nhiều điểm yếu hơn so với doanh nghiệp ngoại như vốn, chiến lược kinh doanh hay thậm chí cả sự chuyên nghiệp trong cung cách phục vụ.

Cạnh tranh giữa doanh nghiệp nội và ngoại trên thị trường bán lẻ đòi hỏi doanh nghiệp nội phải liên kết lại với nhau, đặc biệt quan trọng là vai trò dẫn dắt của một số cái tên lớn trong khối doanh nghiệp bán lẻ Việt.

CPTPP đặt doanh nghiệp trong bối cảnh nhiều cạnh tranh, thách thức ngay tại sân nhà

Bên cạnh quả táo ngoại, còn nhiều ví dụ có thể kể đến như các sản phẩm thịt bò, thịt gà, thịt lợn, không những đảm bảo quy chuẩn quốc tế mà giá thành còn rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm nội địa.

Hay như ví dụ mới đây là thương hiệu thời trang quốc tế của Nhật Uniqlo đã mua lại 35% cổ phần của một hãng thời trang Việt và dự kiến trong năm nay sẽ mở cửa chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam.

Nếu tính cả Zara, rồi H&M, đã có 3 thương hiệu thuộc top 5 thương hiệu thời trang lớn nhất thế giới có những động thái đầu tiên tại Việt Nam. Ngay cả với những doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam, đây cũng là một áp lực không nhỏ.

Sau 7 năm nữa, các loại hàng rào thuế quan cho hàng may mặc giữa các nước CPTPP sẽ phải xóa bỏ hoàn toàn. Với quy mô thị trường may mặc nội địa là 4,5 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, theo chính các doanh nghiệp may mặc trong nước, các hãng thời trang ngoại có nhiều lợi thế chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.

Còn với ngành gỗ, cũng là ngành được cho hưởng lợi lớn từ CPTPP, hiệp định này cũng không chỉ toàn màu hồng. Các sản phẩm gỗ của Malaysia cũng hưởng lợi từ CPTPP vốn dĩ vẫn là đối thủ cạnh tranh về cả kiểu dáng và giá cả.

Theo khảo sát đăng trên tờ Thời báo Kinh doanh sáng 14/1, mới chỉ có 45% doanh nghiệp biết về CPTPP ở mức tương đối rõ hoặc rất rõ.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội lớn nhưng với những thách thức của nó, đặc biệt trong bối cảnh kinh toàn cầu nhiều biến động, lại càng đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố năng lực pháp lý để có thể ứng biến với những hàng rào kỹ thuật, các rủi ro lẩn tránh hay mạo danh xuất xứ.

Những thách thức khi CPTPP chính thức có hiệu lực Những thách thức khi CPTPP chính thức có hiệu lực Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào cơ hội hợp tác từ CPTPP Doanh nghiệp kỳ vọng lớn vào cơ hội hợp tác từ CPTPP Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước