Châu Âu kiểm soát chặt hơn một số nông sản Việt

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 30/09/2024 14:19 GMT+7

VTV.vn - EU gia tăng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản của Việt Nam.

EU cảnh báo tăng tần suất kiểm tra một số nông sản Việt

Liên minh châu Âu (EU) đang gia tăng số lượng cảnh báo về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật khiến một số nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này phải chịu tần suất kiểm tra biên giới nghiêm ngặt hơn như thanh long, ớt, đậu bắp và sầu riêng.

Tần suất kiểm tra biên giới có thể tiếp tục tăng nếu chúng ta không có các giải pháp kịp thời. Hiện tại, tỷ lệ giám sát mã vẫn chưa đạt yêu cầu. Ví dụ, việc giám sát sầu riêng chỉ đạt 52% ở vùng trồng và 47% ở cơ sở đóng gói.

EU sẽ tiếp tục rà soát định kỳ các biện pháp này. Hiện, chỉ một số ít địa phương thực sự quan tâm và có những phản hồi đầy đủ, kịp thời.

EU không quy định về khối lượng hàng nên đôi khi chỉ có vài chục ký ớt xuất sang cũng bị kiểm tra và cảnh báo vi phạm. Với nhóm hàng bị cảnh báo ở mức độ cao nếu không có những giải pháp kịp thời chấn chỉnh, cải thiện thì có thể bị EU không cho nhập vào.

Theo đó, hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản bị EU cảnh báo của Việt Nam thời gian qua bao gồm: Rau, quả, gia vị và sản phẩm có nguồn gốc thực vật (như thanh long, ớt, quế, đậu bắp, chôm chôm); Sản phẩm thủy sản (có cá, mực, tôm, ếch, ngao…); Sản phẩm chế biến khác (là tinh dầu húng quế, mứt dừa, bánh phở).

Châu Âu kiểm soát chặt hơn một số nông sản Việt - Ảnh 1.

EU đang gia tăng số lượng cảnh báo về các biện pháp kiểm dịch động, thực vật

Tuân thủ các hàng rào kĩ thuật về tiêu chuẩn an toàn nông sản

EU gia tăng cảnh báo với hàng nông sản, thực phẩm, thủy sản của Việt Nam do các nước châu Âu có xu thế gia tăng các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật (SPS) với nông sản thực phẩm và thủy sản nhập khẩu. Khi thị trường tiêu dùng không chỉ đòi hỏi các sản phẩm có mức độ an toàn cao, có thể truy xuất nguồn gốc, mà còn phải được khai thác một cách hợp lý, giảm phát thải.

Để hạn chế những cảnh báo tương tự, các vùng trồng, vùng nuôi cần tuân thủ các quy định của Việt Nam về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh; tuân thủ và cập nhật các biện pháp về an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh của thị trường nhập khẩu. Đồng thời phải tăng cường liên kết các vùng nguyên liệu, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến, chuyển đổi mô hình canh tác phù hợp với thị trường châu Âu.

Các doanh nghiệp, cơ sở đóng gói, sơ chế, chế biến cần tuân thủ và thường xuyên cập nhật các quy định của Việt Nam và thị trường nhập khẩuvề an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Đặc biệt là thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước