Chiến lược "ngoại giao vaccine COVID-19" của Ấn Độ

Anh Phương, Nguyễn Tuấn (PV Đài THVN thường trú tại Trung Đông)-Thứ ba, ngày 26/01/2021 14:51 GMT+7

VTV.vn - Ấn Độ đang phát động một chiến lược ngoại giao vaccine, nhiều triệu liều được bán giá rẻ, với mục tiêu nước này được biết đến với thương hiệu "nhà thuốc của thế giới".

Việc sở hữu các dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 có thể mang lại cho các quốc gia lợi nhuận kếch xù. Ấn Độ hiện đang sản xuất 2 loại vaccine, một của Oxford-AstraZeneca và một do nước này tự sáng chế. Tuy nhiên thay vì tận dụng cơ hội, tìm kiếm lợi nhuận tối đa, Ấn Độ lại đang tiến hành một chiến dịch viện trợ vaccine rầm rộ, hay nói cách khác là cho không vaccine ngừa COVID-19 tới một loạt các quốc gia láng giềng.

Trang mạng Livemint của Ấn Độ cho hay, chiến lược ngoại giao vaccine của Ấn Độ trước mắt sẽ viện trợ khoảng 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia láng giềng. Điều đáng nói, bước đi này được thực hiện khi Ấn Độ còn chưa cấp phép cho các doanh nghiệp dược được xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19, cho biết sẽ còn phải tính toán nhằm ưu tiên đáp ứng nhu cầu trong nước.

Chiến lược ngoại giao vaccine COVID-19 của Ấn Độ - Ảnh 1.

Chiến lược ngoại giao vaccine của Ấn Độ trước mắt sẽ viện trợ khoảng 10 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các quốc gia láng giềng. (Ảnh: The Financial Express)

Giới kinh doanh dược Ấn Độ cũng đang tán thành bước đi này, cho rằng nó sẽ mang đến những lợi ích lâu dài về mặt kinh tế cho ngành dược phẩm Ấn Độ.

Theo lý giải của trang báo The New Indian Express, ngành dược của Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, nhưng vẫn còn đó không ít định kiến đối với dược phẩm xuất xứ từ Ấn Độ. Tạo ra hình ảnh về một nhà sản xuất vaccine có trách nhiệm và đáng tin cậy sẽ giúp ngành dược phẩm Ấn Độ lan tỏa sức mạnh mềm, tạo ấn tượng về Ấn Độ như một "nhà thuốc của thế giới".

Trước khi Ấn Độ tiến hành chiến lược ngoại giao vaccine, một số quốc gia, trong đó đặc biệt là Trung Quốc, cũng đã tiến hành chiến lược ngoại giao y tế mạnh mẽ trong đại dịch COVID-19. Vì vây, bước đi của Ấn Độ cũng được nhiều trang báo cho là để cạnh tranh với Trung Quốc.

Chiến lược ngoại giao vaccine COVID-19 của Ấn Độ - Ảnh 2.

Việc sở hữu các dây chuyền sản xuất vaccine ngừa COVID-19 có thể mang lại cho các quốc gia lợi nhuận kếch xù. (Ảnh minh họa: Indianexpress)

Theo tranh mạng Al Jazeera (Qatar), như tại Bangladesh, nước này trước đây cũng nằm trong kế hoạch được nhận miễn phí khoảng 110.000 liều vaccine của Sinovac (Trung Quốc), nhưng nay đã chuyển sang dùng vaccine của Ấn Độ. Đồng thời, Ấn Độ cũng sẽ hỗ trợ đào tạo nhân viên y tế tại các quốc gia láng giềng, và xây dựng cơ sở cho việc tiêm chủng.

Trong khi báo Gulf News (Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất) bình luận, gọi là chiến lược ngoại giao vaccine, nhưng những gì Ấn Độ tạo ra có vẻ như không dừng lại ở những thành tích đối ngoại.

Bài báo cho rằng, Ấn Độ đang tiến những bước rất nhanh trong việc sản xuất vaccine để không chỉ tự tin đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn viện trợ cả ra bên ngoài.

Cảnh báo lừa đảo mua bán vaccine COVID-19 giả Cảnh báo lừa đảo mua bán vaccine COVID-19 giả

VTV.vn - Trong khi hàng chục triệu liều vaccine COVID-19 được sản xuất trên thế giới, những vaccine hàng giả, hàng nhái cũng đã bắt đầu xuất hiện.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước