Chủ trương chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả

Đỗ Thuỷ (Ban Thời sự)-Thứ hai, ngày 28/03/2016 11:17 GMT+7

VTV.vn - Mặc dù trồng lúa có tính bền vững tương đối cao nhưng hiệu quả kinh tế lại thấp hơn nhiều so với nhiều cây trồng khác.

Từ trước đến nay, ĐBSCL luôn được xem là vựa lúa của cả nước, chiếm hơn 53% tổng sản lượng lúa và đóng góp 90% sản lượng gạo xuất khẩu. Cây lúa gắn bó lâu đời với người nông dân và đầu ra ổn định, nhất là khi hệ thống thủy lợi toàn vùng hầu như được thiết kế phù hợp cho việc trồng lúa.

Mặc dù vậy, trên thực tế, lúa là một trong những loại cây trồng tốn nhiều nước nhất. Để sản xuất 1kg gạo tiêu tốn trung bình 3.400 lít nước, còn 1kg ngô chỉ cần 900 lít.

Giảm diện tích trồng lúa là vấn đề được nhiều người nhắc tới vào lúc này khi tình hình hạn hán và xâm nhập mặn đang gây nhiều thiệt hại. Cách đây 2 năm, Bộ NN&PTNT cũng đã công bố chủ trương chuyển đổi khoảng 112.000 ha lúa sang các cây trồng cạn. Về hiệu quả kinh tế, theo các báo cáo của Cục Trồng trọt khi đó với 1ha lúa, nông dân chỉ đạt lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng/vụ, trong khi đó, ngô là 11 triệu, đỗ tương là 16 triệu và trồng vừng là 25 triệu.

Thống kê mới nhất từ Bộ NN&PTNT cho thấy hạn hán và xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 170.000 ha lúa bị thiệt hại. Nếu tình hình này kéo dài thêm khoảng 2 tháng nữa thì nguy cơ, ĐBSCL sẽ có khoảng 500.000 ha lúa bị chết và giảm năng suất, tương đương với gần 1 triệu tấn lương thực sẽ bị mất.

Chính vì vậy, làm thế nào để sản xuất nông nghiệp thích ứng với hạn mặn đang là vấn đề lớn đặt ra vào lúc này bởi với diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu, những thiệt hại sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước