Chứng khoán Mỹ đứt chuỗi tăng, các nhà đầu tư "nín thở" đợi thị trường

QA (Theo Reuters)-Thứ năm, ngày 07/05/2020 13:21 GMT+7

VTV.vn - Sau 2 ngày tăng vụt, các chỉ số chứng khoán giảm đem lại sự lo lắng cho các nhà đầu tư về sự sụp đổ của nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chốt phiên 6/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 218,45 điểm, tương đương với 0.91% xuống còn 23,664 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 0,7% xuống còn 2.848 điểm. 

Trái ngược với 2 chỉ số trên, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 0.51% lên tới 8.854 điểm do các cổ phiếu của các công ty công nghệ tiếp tục tăng mạnh. Cổ phiếu của Facebook và Netflix lần lượt tăng 0,7% và 2,3%. Cổ phiếu Amazon cũng khởi sắc tăng 1,4%, và Apple chốt phiên với giá cao hơn 1%. 

"Chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng thị trường vô cùng mong manh. Cổ phiếu tăng không làm chúng ta an tâm", Giám đốc Tallbacken Capital Advisors, Michael Purves nhận xét. 

Phố Wall đang chịu sức ép sau khi giá dầu "chững" lại sau 5 ngày tăng liên tiếp. Các nhóm cổ phiếu tài chính thường tăng trưởng nhanh khi nền kinh tế cải thiện thì lại có hiện tượng giảm. Nhóm cổ phiếu năng lượng trong S&P 500 giảm 2,6%. Cổ phiếu Occidental Petroleum giảm 12,5%, cùng lúc đó Helmerich and Payne cũng giảm hơn 6%. 

Tuy vậy, giá cổ phiếu kể từ cuối tháng 3 hồi phục mạnh mẽ nhờ các chính sách tài khoá và các gói kích thích tài chính sau đợt bán tháo vì dịch COVID-19. Việc Mỹ nới lỏng các hạn chế và mở cửa lại nền kinh tế đem lại sự kỳ vọng cho các nhà đầu tư vào một tương lại sáng lạn. Tuy nhiên, vẫn nhiều ý kiến lo ngại việc tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Ngoài ra, số liệu việc làm cũng tác động mạnh tới nền kinh tế. 

Mới đây, theo báo cáo từ ADP và Moody’s Analytics, các công ty tư nhân của Mỹ đã cắt giảm mức kỷ lục với 20,236 triệu việc làm chỉ trong tháng 4. Nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa kinh danh do nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch. 

Các nhà đầu tư đang "nín thở" theo dõi thị trường sau khi một số bang bắt đầu mở lại nền kinh tế và nới lỏng các hạn chế. "Các bang có thể tuyên bố mở cửa những gì mà họ muốn. Nếu như người dân không thoải mái khi ra khỏi nhà, thì họ sẽ không làm gì cả", Willie Delwiche, nhà chiến lược của Baird cho hay. 

"Vấn đề là khi chính phủ buộc các doanh nghiệp phải đóng cửa, người tiêu dùng cũng sợ ra ngoài. Nhưng khi mọi thứ mở cửa trở lại, nhiều công việc sẽ được phục hồi, nhưng chắc chắn khó có thể phục hồi được như giai đoạn trước khủng hoảng", Peter Boockvar, giám đốc đầu tư của Bleakley Advisory Group nhận định. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước