Chuỗi cung ứng các mặt hàng tiêu dùng toàn cầu đang dần "chuyển nhà" về Việt Nam

Quỳnh Anh-Thứ sáu, ngày 03/07/2020 14:58 GMT+7

VTV.vn - Dịch COVID-19 hay chi phí nhân công tăng đã khiến nhiều công ty đang cân nhắc về việc đa dạng hoá chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

Bất chấp việc giá thành nhân công tăng, Trung Quốc vẫn là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới mà ít quốc gia có thể cạnh tranh. Tuy vậy, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy, các chuỗi cung ứng đang dần thay đổi và dịch chuyển sang các nước Châu Á như Việt Nam hoặc Bangladesh.

Theo báo cáo của Fitch Solution, Trung Quốc đóng vai trò là quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới chiếm 31,1% tổng sản lượng sản xuất toàn cầu. Để tiếp nhận chỉ 1% sản lượng từ phía Trung Quốc, các quốc gia khác buộc phải nâng cao năng lực sản xuất đáng kể. Ví dụ, chuyển 1% khối lượng sản xuất của Trung Quốc sẽ khiến khối lượng sản xuất của Việt Nam tăng 58,7%, Myanmar tăng 135% hay Ấn Độ tăng 25,5%.

Chuỗi cung ứng các mặt hàng tiêu dùng toàn cầu đang dần chuyển nhà về Việt Nam - Ảnh 1.

Chỉ cần chuyển 1% trong tổng sản xuất của Trung Quốc sang, khối lượn sản xuất của Việt Nam tăng 58,7%.

Gần đây do tình hình dịch bệnh và chi phí nhân công cao, sản lượng xuất khẩu của ngành may mặc tại Trung Quốc đã giảm từ 38,3% năm 2015 xuống còn 29,1% năm 2019. Trong khi đó, con số này tại Việt Nam tăng từ 5,9% năm 2015 lên 8,9% năm 2019. Đây là một dấu hiệu rõ nhất cho việc các công ty đang có động thái chuyển dần mô hình sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm giá thành.

Chuỗi cung ứng các mặt hàng tiêu dùng toàn cầu đang dần chuyển nhà về Việt Nam - Ảnh 2.

Ngành dệt may của Việt Nam hưởng lợi do chi phí nhân công tăng của Trung Quốc đã khiến nhiều danh nghiệp cân nhắc về việc chuyển dịch chuỗi cung ứng.

Không chỉ ngành dệt may, các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng công nghệ thấp khác như sản xuất ô dù, dụng cụ câu cá hay nội thất cũng đang "tìm đường" đến các quốc gia khác. Năm 2019, tổng sản lượng sản xuất các mặt hàng tiêu dùng công nghệ thấp tại Trung Quốc đang có dấu hiệu giảm dần. Trong khi đó, sản lượng sản xuất ô dù, dụng cụ câu cá hay nội thất của Việt Nam năm 2019 đều tăng gần như gấp đôi so với năm 2015.

Với tình hình căng thẳng chính trị leo thang giữa Trung Quốc và Mỹ cùng với đại dịch COVID-19 bùng phát đã cho thấy tầm quan trọng của việc cần phải đa dạng hoá chuỗi cung ứng. Nhiều công ty, tập đoàn công nghệ lớn đang dần cân nhắc các nguồn thay thế và chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác như Việt Nam.

Chuỗi cung ứng các mặt hàng tiêu dùng toàn cầu đang dần chuyển nhà về Việt Nam - Ảnh 3.

Nhiều mặt hàng thiết bị điện tử cũng đang "dò" đường rời Trung Quốc

Theo Fitch Solution, việc các sản phẩm tiêu dùng công nghệ thấp đang dần được dịch chuyển sẽ là tiền đề cho việc chuyển dịch các mặt hàng thiết bị điện tử như máy hút bụi, máy cạo râu hay đèn tiết kiệm điện năng từ Trung Quốc sang các quốc gia khác trong trung hạn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước