Mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp, nông dân và ngân hàng ra đời vào năm 2014, được kỳ vọng sẽ giúp nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững. Tham gia chuỗi liên kết, nông dân sẽ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Theo các hộ dân nằm trong chuỗi liên kết cá tra ở tỉnh An Giang, việc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh tỉnh An Giang đòi nợ bà con nông dân số tiền vay gần 80 tỷ đồng khi tham gia chuỗi liên kết là vô lý và trái với hợp đồng nguyên tắc của chuỗi liên kết.
UBND tỉnh An Giang đã thành lập Tổ xử lý khoản vay thí điểm đối với dự án chuỗi liên kết tiêu thụ cá tra của Công ty Thuận An (Tổ 441). Ngày 26/6 vừa qua, tổ này đã tổ chức cuộc đối thoại cuối cùng để giải quyết dứt điểm khoản nợ của dự án liên kết nuôi và chế biến cá tra đầu tiên ở tỉnh An Giang. Trên cơ sở đề xuất của Tổ 441, trong những ngày tới, UBND tỉnh An Giang sẽ có văn bản đề nghị Chính phủ xem xét giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người dân.
Vào năm 2014, ngoài Công ty Thuận An, trên địa bàn tỉnh An Giang còn có 3 công ty khác được ký kết hợp đồng tín dụng cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp với tổng số vốn vay gần 350 tỉ đồng. Chuỗi liên kết tại công ty Thuận An đã đổ vỡ, câu chuyện một doanh nghiệp khác thành công từ mô hình này cho thấy, sự thành công trong chuỗi liên kết cần đến cả cái tâm của doanh nghiệp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!