Công khai "sức khỏe" tài chính, quốc gia sẽ được gì?

Trung tâm Tin tức VTV24-Thứ tư, ngày 14/09/2016 23:03 GMT+7

VTV.vn - Việc minh bạch thông tin tài chính Nhà nước có giúp kiểm soát tốt hơn tình hình nợ công hay không khi nợ công/GDP đang có nguy cơ kịch trần 65%?

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định công khai báo cáo tài chính Nhà nước. Dư luận chung của cả người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài đang rất ủng hộ định hướng minh bạch hóa này.

Với một doanh nghiệp, sau mỗi năm tài chính sẽ có một lần kiểm tra "sức khỏe" định kỳ. Từ đó, sẽ có báo cáo kết quả kinh doanh lỗ lãi; báo cáo dòng tiền ra vào doanh nghiệp; báo cáo tổng tài sản và các khoản nợ. Theo dự thảo nghị định về báo cáo tài chính Nhà nước, "sức khỏe" của cả một quốc gia, một địa phương cũng sẽ được định lượng bằng các chỉ số rất cụ thể như: kết quả hoạt động của khu vực Nhà nước; các dòng tiền ra vào của cả nền kinh tế quốc gia hay một địa phương; tài sản công và các khoản nợ công.

Ở đây, đã có một sự thay đổi về tư duy quản lý. Nếu như một doanh nghiệp đại chúng có trách nhiệm công bố báo cáo tài chính cho mỗi cổ đông thì Nhà nước có trách nhiệm giải trình trước nhân dân các thông tin về tài sản, về nợ và báo cáo hợp nhất của cả khu vực Nhà nước.

Tuy nhiên, hàng loạt câu hỏi đang đặt ra là: Liệu qua minh bạch thông tin, người dân có thực sự giám sát được hiệu quả sử dụng mỗi đồng thuế của mình hay không? Các vấn đề gánh nặng nợ công, tham nhũng, lãng phí, thất thoát tài sản Nhà nước, đầu tư công kém hiệu quả liệu có được giúp đẩy lùi không?...

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước