COVID-19 đe dọa tầng lớp trung lưu Đông Nam Á

Vân Anh (t/h)-Thứ sáu, ngày 16/10/2020 05:57 GMT+7

Làn sóng mất việc bùng nổ toàn cầu do COVID-19. (Ảnh: Reuters)

VTV.vn - Trước tác động của COVID-19, khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện nhóm "người nghèo mới". Điều này sẽ gây ra một trở ngại lớn đối với sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Theo Bloomberg, trong bối cảnh mức thu nhập của người lao động trên toàn thế giới đều sụt giảm, ảnh hưởng của đại dịch lại đặc biệt nghiêm trọng ở các khu vực mới nổi tại Đông Nam Á, tại đây, làn sóng mất việc, cùng mạng lưới an sinh xã hội kém đồng nghĩa với việc hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu có nguy cơ bị tụt hạng trong "bậc thang" dịch chuyển xã hội.

Chuyên gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, khu vực này có thể chỉ đứng sau Ấn Độ trong bảng xếp hạng về số lượng người nghèo mới tại châu Á trong năm nay.

Theo nhà kinh tế Priyanka Kishore tại Oxford Economics, việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm, các vụ phá sản gia tăng và các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường việc làm.

COVID-19 đe dọa tầng lớp trung lưu Đông Nam Á - Ảnh 1.

Trước tác động của COVID-19, khu vực Đông Nam Á sẽ xuất hiện nhóm "người nghèo mới". (Ảnh: Reuters)

Bà Priyanka Kishore cho hay: "Nhìn chung, những yếu tố này cho thấy sự hồi phục sẽ diễn ra trong thời gian dài. Chúng tôi ước tính GDP của Đông Nam Á thấp hơn 2% so với mức trước COVID-19, kể cả vào năm 2022".

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển Thế giới thuộc Đại học Liên Hợp Quốc (DER), 347,4 triệu người tại châu Á - Thái Bình Dương có thể rơi vào dạng nghèo, với thu nhập dưới 5,5 USD/ngày do đại dịch. Con số này chiếm khoảng 2/3 dự báo số người nghèo trên toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh dự báo của WB về số người nghèo tăng mạnh lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ.

Mức độ suy thoái ở 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là rất nghiêm trọng, đặc biệt là trong quý II. Theo số liệu do Bloomberg tổng hợp, GDP của Indonesia giảm 5,3%, Malaysia giảm 17,1%, Philippines giảm 16,5%, Singapore giảm 13,3% và Thái Lan giảm 12,2%. Điểm sáng duy nhất là Việt Nam, khi là một trong số ít quốc gia đạt mức tăng trưởng dương.

HSBC nhận định, đà sụt giảm tại khu vực này có thể kéo dài đến đầu năm sau, trong bối cảnh ngành sản xuất và du lịch suy yếu.

IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á IMF: Việt Nam vượt Singapore, Malaysia, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 Đông Nam Á

VTV.vn - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây đã công bố bản cập nhật mới của Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2020.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước